Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam (Trang 52 - 55)

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất, việc hạch toán sản phẩm hỏng, chi phí thiệt hại ngừng sản

xuất tại các Công ty hiện nay chưa được thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Các Công ty đều chưa tiến hành theo dõi riêng các khoản chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều hạch toán các khoản này vào chi phí sản xuất chung dẫn đến việc hạch toán chi phí không được chính xác.

Thứ hai, tại các Công ty thường không tiến hành trích trước tiền lương

của công nhân nghỉ phép. Các Công ty sản xuất thường có số lượng công nhân đông. Nếu số công nhân nghỉ phép tập trung vào một kỳ nhiều thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Thứ ba, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mới

chỉ đáp ứng được yêu cầu của kế toán tài chính. Thông tin của kế toán chi phí hầu hết là thông tin quá khứ, việc hạch toán mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực tế sản xuất bằng quy trình ghi sổ và tính toán chi phí một cách đơn thuần. Các mẫu sổ, bảng biểu kế toán sử dụng phần lớn là các mẫu của kế toán tài chính hoặc của ý chủ quan những người trực tiếp làm công tác tập hợp chi phí – giá thành.

Thứ tư, việc phân loại chi phí sản xuất ở các Công ty hiện nay mới chỉ

dừng lại ở việc phục vụ cho công tác hạch toán và lập các báo cáo kế toán tài chính mà chưa quan tâm đến việc phân loại chi phí phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. Chưa có doanh nghiệp nào thực hiện việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, tức là chi phí được phân loại thành chi phí bất biến, chi phí khả biến, chi phí hỗn hợp, hay phân loại chi phí cho việc lựa chọn phương án sản xuất (chi phí cơ hội, chi phí chìm... ) nhằm phục vụ thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Do đó mà chất lượng của thông tin chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp bị hạn chế. Bên cạnh đó, các Công ty cũng chưa quan tâm đến việc phân loại và tập hợp chi phí theo các trung tâm trách nhiệm, các bộ phận quản trị doanh

nghiệp, từ đó giúp cho việc lập dự toán, lập kế hoạch và đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận quản trị.

Thứ năm, các Công ty chưa chú trọng đến việc tổ chức kế toán quản trị

chi phí – giá thành, chưa xác định rõ mối liên hệ cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Để có được những thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời trong cơ chế thị trường thì cần phải thiết lập được một hệ thống thông tin hoàn thiện và có tính thống nhất cao, đồng thời giữa các bộ phận, các phòng ban phải có sự phối hợp chặt chẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể xử lý và ra quyết định đúng đắn.

Thứ sáu, các Công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác phân tích chi

phí - khối lượng - lợi nhuận, do vậy thông tin chi phí chưa phát huy được tác dụng trong việc lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.

Thứ bảy, mặc dù các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam đã

áp dụng phần mềm kế toán cho phép việc theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được liên tục, các báo cáo được lập theo mẫu nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên, việc cập nhật các chế độ, chính sách kế toán mới ban hành còn chậm do địa bàn các Công ty thường ở xa, không phải Công ty nào cũng có nối mạng internet. Điều này dẫn đến việc lập các báo cáo đôi khi phải sửa lại nhiều lần.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam (Trang 52 - 55)