Sử dụng thông tin do kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản

Một phần của tài liệu Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam (Trang 76 - 78)

sản phẩm cung cấp phục vụ cho việc ra quyết định

Việc ra quyết định là một trong những chức năng rất cơ bản của các nhà quản lý doanh nghiệp. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thường xuyên phải xử lý nhiều tình huống như loại sản phẩm sản xuất có mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, có nên loại bỏ những bộ phận sản xuất kém hiệu quả hay không, nên bán bán thành phẩm hay tiếp tục chế biến… Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài xin đề cập đến loại quyết định ngắn hạn có ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm.

Theo quan điểm truyền thống, giá bán được xác định dựa trên cơ sở giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá cộng thêm một phần lợi nhuận định mức, tức là giá bán sản phẩm hàng hoá phải đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu cho doanh nghiệp.

Mô hình định giá theo quan điểm truyền thống được khái quát ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.03: Mô hình định giá theo quan điểm truyền thống

Tuy nhiên cách định giá này bộc lộ nhiều nhược điểm:

+ Giá thành toàn bộ của một loại sản phẩm được tính bằng cách lấy giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính phân bổ cho sản phẩm đó. Tuy nhiên việc phân bổ ba loại chi phí này lại phụ thuộc vào tiêu thức phân bổ mà kế toán lựa chọn. Nếu việc lựa chọn tiêu thức phân bổ không chính xác sẽ dẫn đến việc định giá sản phẩm không chính xác.

+ Việc xác định mức lợi nhuận định mức phù hợp gặp rất nhiều khó khăn: nếu ấn định mức cao quá sẽ dẫn đến giá bán sản phẩm cao, giảm tính cạnh tranh, nếu ấn định mức thấp quá sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Những hạn chế của mô hình định giá cố định đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng một mô hình định giá mới là định giá linh hoạt. Mô hình này được thực hiện dựa trên cơ sở: phân loại tổng chi phí kinh doanh trong kỳ thành hai loại biến phí và định phí, từ đó nhà quản lý sẽ tuỳ từng trường hợp cụ thể mà đưa ra mức giá bán phù hợp. Mức giá này lấy tổng biến phí làm giới hạn tối thiểu của giá bán. Giới hạn tối đa của giá bán tuỳ thuộc vào quan

Giá thành sản xuất Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành toàn bộ Giá bán Lợi nhuận định mức Chi phí tài chính

hệ cung cầu, tâm lý, thu nhập của khách hàng… Mô hình định giá linh hoạt có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.04: Mô hình định giá linh hoạt

Theo mô hình này, việc định giá sản phẩm là hết sức linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giá bán của sản phẩm có thể giảm thấp hơn giá bán trên thị trường, thậm chí có thể giảm thấp ngang bằng với biến phí bỏ ra.

Một phần của tài liệu Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam (Trang 76 - 78)