Phân loại chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam (Trang 68 - 73)

Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức, tiên liệu một cách đúng đắn, khoa học về chi phí là tiền đề để nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định hợp lý.

Để có được các thông tin có giá trị làm cơ sở cho việc tổng hợp, lập báo cáo sử dụng cho hoạt động quản trị, việc đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phân biệt rõ ràng và nhận diện được các cách phân loại chi phí. Trên mỗi góc độ nhà quản trị cần những thông tin khác nhau về chi phí sản xuất. Việc đa dạng hoá phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp liên doanh sản xuất xe máy là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của kế toán chi phí phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp. Vì mỗi phương pháp phân loại chi phí đều có ý nghĩa và tác dụng đến hoạt động quản trị.

Phân loại chi phí theo yếu tố sản xuất: Muốn phân tích, đánh giá tình

hình thực hiện các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố nhà quản trị cần phải xác định được từng yếu tố chi phí sản xuất, do đó phải tiến hành phân loại chi phí theo yếu tố. Theo cách này các chi phí cần theo dõi riêng cho từng sản phẩm, giai đoạn của sản phẩm.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Nhằm mục đích cung

cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp, chi phí thường được phân loại theo thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp; nghĩa là căn cứ vào các thông tin do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị sẽ thấy được sự biến động của chi phí có phù hợp hay không với sự biến động của mức độ hoạt động và từ đó có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý các chi phí.

Theo cách ứng xử của chi phí, chi phí phát sinh trong các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam được phân loại như sau:

Bảng 3.02: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Khoản mục chi phí Tài khoản Biến phí Định phí CP hỗn hợp Nội dung chi phí 1. Giá vốn hàng bán 632 x 2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Chi phí nguyên vật liệu chính (sắt phế liệu, gang phế

621 x Là giá trị của các loại vật liệu chính phục vụ quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải trả cho nhà

liệu,… ) cung cấp b. Chi phí vật liệu

phụ (vật liệu chịu lửa, vôi nung,… )

621 x Là giá trị của các loại vật liệu phụ mà doanh nghiệp phải trả cho nhà

cung cấp c. Nhiên liệu (than

điện TQ, dầu FO, Gaz,… )

Là giá trị của nhiên liệu mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp d. Động lực

(điện, nước,… ) Là giá trị của động lực mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp

3. Chi phí nhân công trực tiếp

a. Lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất

622 x Là khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất b. Các khoản trích

theo lương 622 x Là các khoản trích nộp theo tỷ lệ quy định tính theo lương chính (BHXH, BHYT, KPCĐ) c. Các khoản phụ cấp

ngoài lương (tiền ăn ca, phụ cấp độc hại, … )

622 x Là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền ăn

ca, phụ cấp độc hại nghề nghiệp, bảo hộ lao động,…

4. Chi phí sản xuất chung

a. Lương nhân viên quản lý phân xưởng

6271 x Là khoản tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng b. Các khoản trích

theo lương của nhân viên phân xưởng

6271 x Là các khoản trích nộp theo tỷ lệ quy định tính theo lương chính

của nhân viên phân xưởng (BHXH, BHYT, KPCĐ) c. Chi phí vật liệu 6272 x Là chi phí vật liệu gián tiếp dùng

cho sản xuất tại phân xưởng d. Chi phí công cụ

dụng cụ 6273 x dụng cụ sử dụng phục vụ sản Là chi phí về các loại công cụ, xuất

e. Chi phí khấu hao

g. Chi phí dịch vụ mua ngoài

6277 x Là chi phí phải trả cho các khoản tiền điện, nước, điện thoại… h. Chi phí bằng tiền

khác

6278 x Là các khoản chi phí khác phát sinh bằng tiền

5. Chi phí tài chính 635 x Là khoản chi phí như chi phí lãi

tiền vay, chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm,…

6. Chi phí bán hàng

a. Lương chính của nhân viên bán hàng

6411 x Là tiền lương cơ bản phải trả cho nhân viên bán hàng

b. Các khoản trích theo lương chính của nhân viên bán hàng

6411 x Là các khoản trích nộp theo tỷ lệ quy định tính theo lương chính

của nhân viên bán hàng (BHXH, BHYT, KPCĐ) c. Tiền lương tính

theo doanh thu bán hàng

6411 x Là tiền lương phải trả tính theo doanh thu sản phẩm bán được của

nhân viên bán hàng d. Chi phí dụng cụ,

đồ dùng 6413 x Là chi phí mua đồ dùng, dụng cụ phục vụ bán hàng e. Chi phí khấu hao

tài sản cố định

6414 x Là chi phí khấu hao các tài sản cố định phục vụ bán hàng g. Chi phí dịch vụ

mua ngoài 6417 x Là các chi phí phải trả như tiền điện, nước, điện thoại bộ phận bán hàng

h. Chi phí bằng tiền

khác 6418 x Là các chi phí khác phát sinh bằng tiền

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

a. Lương chính của nhân viên quản lý doanh nghiệp

6421 x Là tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp b. Các khoản trích

theo lương chính của nhân viên quản lý doanh nghiệp

6421 x Là các khoản trích nộp theo tỷ lệ quy định tính theo lương của nhân

viên quản lý doanh nghiệp (BHXH, BHYT, KPCĐ)

c. Chi phí vật liệu quản lý

6422 x Là chi phí phục vụ việc quản lý doanh nghiệp

d. Chi phí đồ dùng văn phòng

6423 x Là chi phí cho đồ dùng, dụng cụ văn phòng

e. Chi phí khấu hao tài sản cố định

6424 x Khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý doanh nghiệp g. Chi phí dự phòng 6426 x

h. Chi phí dịch vụ

mua ngoài 6427 x Là các chi phí phải trả như tiền điện, nước, điện thoại bộ phận văn phòng

k. Chi phí bằng tiền

khác 6428 x Là các chi phí khác phát sinh bằng tiền như chi phí hội nghị, tiếp khách,…

Đối với các khoản chi phí hỗn hợp, nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động kinh doanh và chủ động trong quản lý chi phí, doanh nghiệp phải tách chi phí hỗn hợp thành hai yếu tố là biến phí và định phí. Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

* Phương pháp cực đại - cực tiểu

Thực chất của phương pháp này là quan sát mức độ cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp, từ đó bộ phận chi phí khả biến được xác định bằng cách lấy chênh lệch chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất chia cho chênh lệch của mức độ hoạt động ở 2 điểm này:

Chi phí khả biến = Biến động của hoạt độngBiến động của chi phí

Sau khi xác định được yếu tố chi phí khả biến, có thể xác định được yếu tố chi phí bất biến bằng cách lấy tổng số chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất hoặc thấp nhất trừ đi yếu tố chi phí khả biến.

Chi phí bất biến = Tổng chi phí - Chi phí khả biến

* Phương pháp bình phương bé nhất

Phương pháp bình phương bé nhất căn cứ trên sự tính toán của phương trình tuyến tính: y = a + bx

Trong đó: y: là biến số phụ thuộc

a: là yếu tố bất biến b: là tỷ lệ khả biến x: biến số độc lập

Từ phương trình này, tập hợp n phân tử quan sát, ta có hệ thống phương trình sau: ∑xy = a∑x + b∑x² ∑y = na + b∑x Với: x: Mức độ hoạt động; y: Chi phí hỗn hợp; a: Chi phí bất biến; b: Tỷ lệ khả biến; n: Số đơn vị quan sát.

Một phần của tài liệu Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w