Kế toán quản trị ra đời cách đây khá lâu, có thể những nhà kế toán quản trị đầu tiên là những người sao chép thuê mà công việc là ghi chép số thu và chi tiền mặt và cung cấp số của cải hiện có. Trong thời gian từ năm 1400 đến 1600, những nguyên lý sơ đẳng của thông lệ kế toán quản trị hiện đại đã xuất hiện. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay, các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển rất coi trọng kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán
quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một nước có nền kinh tế nhiều tiềm năng phát triển, nền kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế ở Việt Nam, kế toán quản trị mới được xây dựng và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều chưa tổ chức thực hiện kế toán quản trị một cách chuyên sâu. Trên thực tế, kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn thông tin, nguồn số liệu, tài liệu, hệ thống báo cáo, vì vậy nên tổ chức trong một bộ máy sẽ tận dụng được mối quan hệ về thu thập và cung cấp thông tin. Do vậy, mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp nhất hiện nay là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán doanh nghiệp. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đích của kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tượng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.01: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp
Kế toán trưởng Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Bộ phận kế toán, vật tư, hàng hoá, TSCĐ Bộ phận kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Bộ phận kế toán, bán hàng, xác định kết quả Bộ phận kế toán thuế Bộ phận tổng hợp, kiểm tra và tư vấn
Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán trong mô hình:
- Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: thực hiện hạch toán chi
tiết và tổng hợp các nghiệp vụ về vốn bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả, lập dự toán thu – chi tiền.
- Bộ phận kế toán vật tư, hàng hoá, tài sản cố định: có nhiệm vụ hạch
toán chi tiết, tổng hợp sự biến động của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định; lập dự toán mua hàng, thực hiện thu thập thông tin chi tiết về vật tư, hàng hoá, tài sản cố định; theo dõi các nghiệp vụ khấu hao và sửa chữa tài sản cố định; lập các báo cáo kế toán quản trị về vật tư, hàng hoá, tài sản cố định; phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật tư, hàng hoá, tình hình tăng - giảm tài sản cố định.
- Bộ phận kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: thực hiện nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương, theo
dõi thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn với người lao động; tham gia lập dự toán nhân công trực tiếp; cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; thu thập các thông tin về lao động, tiền lương để lậop báo cáo thực hiện về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động.
- Bộ phận kế toán bán hàng, xác định kết quả: thực hiện ghi sổ kế toán
chi tiết bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; sổ kế toán chi tiết kết quả; lập dự toán doanh thu, dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; lập báo cáo thu nhập thực hiện; cung cấp thông tin cho quản trị doanh thu, kết quả.
- Bộ phận kế toán thuế: thực hiện kê khai các loại thuế và phân tích các
ảnh hưởng của các quyết định liên quan đến các luật thuế.
- Bộ phận tổng hợp, kiểm tra và tư vấn:
Nhóm kế toán tổng hợp (phần việc tổng hợp của
kế toán tài chính)
Nhóm tổng hợp, phân tích và tư vấn (phần việc của
Gồm hai nhóm sau:
+ Nhóm kế toán tổng hợp (phần việc tổng hợp của kế toán tài chính): thực hiên nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; lập báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản phẩm thực hiện; thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu liên quan đến kế toán tài chính của các bộ phận kế toán khác; tổng hợp hoàn chỉnh số liệu và lập báo cáo tài chính.