6. Bố cục luận văn
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Thực tế cho thấy, vì nhiều lí do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự chưa được bảo vệ tốt và kịp thời, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dường như cơ quan có thẩm quyền chưa xem nguyên đơn dân sự như một bên của quá trình tố tụng để có sự quan tâm cần thiết. Trong nhiều trường hợp quyền lợi của nguyên đơn dân sự chưa được tôn trọng và đảm
bảo thực hiện. Cụ thể là pháp luật quy định cho nguyên đơn dân sự có quyền được thông báo về kết quả điều tra, nhưng trên thực tế rất nhiều trường hợp nguyên đơn dân sự không được thông báo kết quả liên quan đến việc giải quyết vụ án. Một ví dụ điển hình là vụ án cố ý gây thương tích ở Sóc Trăng, Cơ quan điều tra đã xác định bà Nguyễn Thị Riều là nguyên đơn dân sự trong vụ án, nhưng qua hơn hai năm vụ án bị “chìm xuống”. Bà Riều đã nhiều lần yêu cầu cơ quan điều tra cho biết kết quả và tiến trình điều tra vụ án nhưng bà Riều vẫn không nhận được bất kỳ thông báo nào17. Ngoài ra, một số quyền khác của nguyên đơn dân sự cũng chưa được đảm bảo, chẳng hạn như nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít trường hợp đề nghị của nguyên đơn dân sự được Hội đồng xét xử chấp nhận, v.v... Chính vì lẽ đó, nguyên đơn dân sự cần được bảo vệ quyền lợi trên thực tế.
Việc nghiên cứu về quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự có ý nghĩa thực tiễn to lớn đó là đưa ra các luận cứ khoa học và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quyền của nguyên đơn dân sự.
Qua phân tích trên cho thấy, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi của kẻ phạm tội và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định tư cách tố tụng của nguyên đơn dân sự còn rất nhiều quan điểm khác nhau. BLTTHS năm 2003 đã quy định những bảo đảm cần thiết để nguyên đơn dân sự có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Những bảo đảm pháp lý này được quán triệt thực hiện trong suốt quá trình tố tụng hình sự, qua các giai đoan tố tụng hình sự từ khởi tố, điều tra, truy tố cho đến xét xử. Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ hơn so với BLTTHS năm 1998 nhưng bản thân BLTTHS năm 2003 cũng có những hạn chế nhất định trong việc quy định và đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Vậy quyền của nguyên đơn dân sự có cơ chế đảm bảo hay không? Những quy định của pháp luật có tính khả thi hay chưa? Có những vướng mắc nào về quyền của chủ thể này? Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này một cách cụ thể trong Chương 2 “Quy định của pháp luật về quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự”.
17 Báo pháp luật TP Hồ Chí Minh, Công an cố tình ém nhẹm một vụ án,
http://phapluattp.vn/2011101310483968p0c1063/cong-an-xu-an-dan-su.htmtruy, [truy cập ngày 20-8-2011].
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Nguyên đơn dân sự là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra, họ gặp khó khăn không nhỏ trong việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là một trong những đối tượng dễ bị xâm phạm quyền con người trong TTHS. Vì vậy, BLTTHS năm 2003 đã quy định một hệ thống quyền nhằm bảo vệ nguyên đơn dân sự, đồng thời tạo điều kiện cho họ tích cực tham gia tố tụng.
Chương này tập trung phân tích hệ thống các quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Thông qua đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế ở khía cạnh ban hành pháp lụật và đánh giá tính khả thi của những quyền này trên thực tế nhằm đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật.