Bất cập về quyền tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến; tranh luận tạ

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 70 - 74)

6. Bố cục luận văn

3.2.4. Bất cập về quyền tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến; tranh luận tạ

phiên tòa

3.2.4.1. Bất cập

Quá trình tranh luận tại phiên tòa hình sự có nhiều chủ thể tham gia như chủ thể có chức năng buộc tội (Viện kiểm sát), chủ thể có chức năng bào chữa (Luật sư, bị cáo, v.v…), và những chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, v.v…). Trong những chủ thể có quyền yêu cầu thì nguyên đơn dân sự là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra, họ gặp khó khăn không nhỏ trong việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là một trong những đối tượng dễ bị xâm phạm quyền con người trong TTHS. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua nguyên đơn dân sự trong TTHS chưa được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn chú trọng đúng mức. Trong thực tiễn, không ít trường hợp nguyên đơn dân sự tham gia tranh luận tại phiên tòa chỉ là hình thức. Thật vậy, trên thực tế hiện nay, thủ tục tranh luận ở nhiều phiên tòa không được tiến hành hoặc được tiến hành rất đại khái, có nhiều trường hợp chủ tọa phiên tòa để cho đương sự tranh luận trong quá trình thẩm vấn. Tòa xét hỏi trước khi xét xử, Thẩm phán báo cáo án, việc xét xử có chủ định, bàn bạc từ trước. Vì vậy phiên tòa không khách quan, không có việc tranh luận thực tế mà việc đó diễn ra một cách hình thức và một số Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa coi phiên tòa chỉ là một hình thức để hợp pháp hoá một bản án đã quyết định trước rồi. Bên cạnh đó, Tòa án chưa thực sự tôn trọng, chưa tạo điều kiện thuận lợi để nguyên đơn dân sự tranh luận; và cũng không ít trường hợp Hội đồng xét xử chưa tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nguyên đơn dân sự, cá biệt còn có tư tưởng coi thường ý kiến của nguyên đơn dân sự tại phiên tòa, làm cho phiên tòa thiếu dân chủ44

.

Luật đã quy định người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền trình bày ý kiến tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nếu những người này có luật sư bảo vệ quyền lợi thì luật sư trình bày trước, những người đó bổ sung sau. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ án do hạn chế về thời gian mà thủ tục này bị vi phạm, đương sự không được trình bày hoặc trình bày không hết ý kiến của mình.

44 Nguyễn Thị Thu Hà, Xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, tạp chí TAND, số 5/2005, tr.58.

Thực tiễn xét xử cho thấy nguyên đơn dân sự tham gia tranh luận tại phiên tòa không được tranh luận về phần hình phạt (bao gồm tội danh, điều, khoản, loại và mức hình phạt) của bị cáo. Trong khi đó, theo BLTTHS thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự có quyền bình đẳng trong việc tranh luận dân chủ trước Tòa án (Điều 19). Theo quy định này thì lẽ ra nguyên đơn dân sự được tranh luận tất cả các vấn đề liên quan đến vụ án bao gồm cả phần hình phạt. Tuy nhiên, thực tế thì nguyên đơn dân sự không được quyền tranh luận về phần hình phạt vì pháp luật chỉ quy định cho họ có quyền đề nghị mức bồi thường, không có quyền kháng cáo về hình phạt đối với bị cáo

“Nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng trong vụ án hình sự để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của họ. Vì vậy, nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo về phần bồi thường mà không có quyền kháng cáo về phần hình phạt”45. Việc quy định nguyên đơn dân sự không được quyền tranh luận về hình phạt đã dẫn đến một thực trạng đó là Kiểm sát viên thay mặt nguyên đơn dân sự thực hiện chưa tốt chức năng buộc tội và chức năng kiểm sát. Trong trường hợp quan điểm của Kiểm sát viên và nguyên đơn dân sự không thống nhất với nhau do năng lực của Kiểm sát viên hạn chế hoặc do quá trình giải quyết vụ án có phát sinh tiêu cực, v.v… Vì vậy, quan điểm tranh luận của Kiểm sát viên không có căn cứ, không thuyết phục được HĐXX (có thể là đề nghị sai tội danh, đề nghị áp dụng loại hay mức hình phạt không phù hợp, v.v…) thì nguyên đơn dân sự không biết phải làm gì trong các trường hợp này.

Tóm lại, quyền tranh luận tại phiên tòa của nguyên đơn dân sự còn rất nhiều hạn chế, nhiều trường hợp nguyên đơn dân sự không được tạo điều kiện để tranh luận mà còn bị hạn chế quyền, nguyên đơn dân sự bị vi phạm quyền ngay tại phiên tòa. Chính vì vậy, làm cho kết quả tranh luận không dân chủ, khách quan và quyền lợi của nguyên đơn dân sự chưa được đảm bảo.

3.2.4.2. Nguyên nhân

- Quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp

Mặc dù pháp luật TTHS hiện hành của chúng ta đã có những quy định khá tiến bộ về cơ sở pháp lý cho việc tranh luận tại phiên toà, như: quy định về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên toà; quy định về nguyên tắc bình đẳng giữa Kiểm sát viên với người bào chữa, bị cáo, nguyên đơn dân sự, v.v… trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước Toà án, nhằm bảo đảm tính

45 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.109.

khách quan của hoạt động xét xử. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định khi tranh luận, chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian để tranh luận, v.v… Những quy định này tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng có điều kiện về thời gian để tranh luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, Bộ luật TTHS hiện hành chưa quy định tranh tụng là một nguyên tắc của hoạt động xét xử, vì vậy, việc tranh luận tại phiên tòa chưa có cơ chế đảm bảo. Bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tranh luận là một điều kiện cơ bản của hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Nó là cơ sở để xác định tư cách tố tụng của nguyên đơn dân sự không chỉ là một chủ thể mà còn là một bên tham gia tranh luận bình đẳng với bên buộc tội. Tuy nhiên, hiện nay việc tranh luận tại phiên tòa của nguyên đơn dân sự chưa thể hiện được sự bình đẳng với các bên tranh tụng khác, cũng như chưa thể hiện được vị trí, vai trò của nguyên đơn dân sự. Bởi vì, tại Điều 217 BLTTHS năm 2003 đã quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận là nguyên đơn dân sự được phát biểu tranh luận sau người bào chữa và bị cáo, sự thiết kế về trình tự phát biểu khi tranh luận tại Điều 217 BLTTHS năm 2003 là thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn. Bởi vì, nguyên đơn dân sự là chủ thể yêu cầu bồi thường thì lẽ ra phải phát biểu tranh luận trước bên phải bồi thường mới phù hợp. Điều này đã làm cho nguyên đơn dân sự chưa thấy được vị trí, vai trò của mình và thụ động khi phát biểu tranh luận.

- Một số Thẩm phán, Kiểm sát viên, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Hiện nay, vẫn còn nhiều Thẩm phán, Kiểm sát viên còn hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng tranh luận nói riêng, chất lượng xét xử vụ án hình sự nói chung. Năng lực, trình độ chuyên môn của Thẩm phán có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động tranh luận tại phiên tòa, được thể hiện ở hai khía cạnh là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm khi tham gia phiên tòa cụ thể là kỹ năng điều khiển phiên tòa. Trong đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ảnh hưởng rất lớn vì chủ yếu các trường hợp án bị sửa, hủy là do việc nắm và vận dụng pháp luật của Thẩm phán còn hạn chế. Đối với Kiểm sát viên do hạn chế về trình độ nên quan điểm tranh luận không thuyết phục được Hội đồng xét xử, vì thế chưa làm tốt được vai trò bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự, đặc biệt trong trường hợp nguyên đơn dân sự là cơ quan Nhà nước thì Kiểm sát viên là người thay mặt Nhà nước bảo vệ lợi ích chung. Nhiều lúc công đoạn tranh luận chỉ là sự công kích giữa hai phía buộc tội và gỡ tội, còn các chủ thể khác như nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì hầu như không có cơ hội tranh luận. Cơ chế đảm bảo cho việc tranh luận tại

phiên tòa chưa hợp lý, hiện nay cơ chế để đảm bảo cho việc thực hiện tranh luận tại phiên tòa còn nhiều vấn đề. Từ việc tạo hành lang pháp lý để tạo ra cơ chế, ý thức của người tham gia tranh luận đến những quy chế kiểm tra giám sát để đảm bảo thực hiện, với những chế tài nghiêm khắc khi phát hiện vi phạm vẫn chưa hoàn thiện46. Nếu những người THTT cản trở và không tạo điều kiên để những người tham gia tố tụng hoặc họ vi phạm các quy định về tranh luận thì cũng không có bất kỳ chế tài nào được đặt ra.

3.2.4.3. Giải pháp

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tranh luận tại phiên tòa thì điều tiên quyết và quan trọng nhất trong Bộ luật TTHS là phải thể hiện rõ tranh luận là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử, từ đó cụ thể hóa hơn nữa những quy định về tranh luận tại phiên tòa, tạo ra cơ chế thích hợp và hiệu quả cho quá trình tranh luận. Từ việc thừa nhận là một nguyên tắc thì tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật và các chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng đều phải ý thức và hướng mọi hoạt động của họ theo nguyên tắc ấy.

Tòa án cần phát huy vai trò trọng tài giữa các bên tranh luận, đặc biệt là đảm bảo cho nguyên đơn dân sự được tranh luận bình đẳng với các chủ thể của bên bào chữa tại phiên tòa hình sự.

Người viết kiến nghị sửa đổi một số Điều luật như sau: 1) Điều 52 BLTTHS năm 2003 cần bổ sung quy định nguyên đơn dân sự được quyền tranh

luận về phần hình phạt và được kháng cáo về phần hình phạt đối với bị cáo; 2)

Điều 217 BLTTHS năm 2003 quy định các chủ thể bên buộc tội tham gia phát biểu tranh luận trước các chủ thể bên bào chữa; tham gia phát biểu tranh luận trước tiên là Kiểm sát viên, tiếp theo là người bị hại, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ, sau đó là nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ; 3) Điều 218 BLTTHS năm 2003 cần quy

định người bị hại, nguyên đơn dân sự có quyền trình bày ý kiến về lời luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình, khi tranh luận có quyền đặt câu hỏi và yêu cầu người được hỏi trả lời, có quyền đáp lại ý kiến của người khác mà mình không đồng ý, có quyền tiếp tục đối đáp hoặc bảo lưu quan điểm của mình.

46 Nguyễn Kim Chi, Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng trong phiên tòa hình sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1/2008, tr.85.

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)