Sự cần thiết nghiên cứu về quyền của nguyên đơn dân sự

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 35)

6. Bố cục luận văn

1.5. Sự cần thiết nghiên cứu về quyền của nguyên đơn dân sự

bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa đã khẳng định địa vị pháp lý của nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, trong thời gian qua thì quyền lợi của nguyên đơn dân sự chưa thật sự được đảm bảo và quan tâm đúng mức.

1.5. Sự cần thiết nghiên cứu về quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự hình sự

1.5.1. Về mặt lí luận

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và nguyên đơn dân sự nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi tội phạm, chịu thiệt thòi rất nhiều bên cạnh người bị hại. Vì vậy, nguyên đơn dân sự cần được bảo vệ kịp thời, một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ nguyên đơn dân sự đó là pháp luật TTHS. BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận hệ thống quyền của nguyên đơn dân sự tại Điều 52. Tuy nhiên, nhiều quy định của luật còn bỏ ngỏ hoặc có quy định nhưng chưa thật sự khả thi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự nhằm làm sáng tỏ về mặt lí luận là rất cần thiết cho việc đảm bảo quyền của chủ thể này và hướng đến mục tiêu đề cao quyền con người theo tinh thần của định hướng cải cách tư pháp.

1.5.2. Về mặt thực tiễn

Thực tế cho thấy, vì nhiều lí do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự chưa được bảo vệ tốt và kịp thời, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dường như cơ quan có thẩm quyền chưa xem nguyên đơn dân sự như một bên của quá trình tố tụng để có sự quan tâm cần thiết. Trong nhiều trường hợp quyền lợi của nguyên đơn dân sự chưa được tôn trọng và đảm

bảo thực hiện. Cụ thể là pháp luật quy định cho nguyên đơn dân sự có quyền được thông báo về kết quả điều tra, nhưng trên thực tế rất nhiều trường hợp nguyên đơn dân sự không được thông báo kết quả liên quan đến việc giải quyết vụ án. Một ví dụ điển hình là vụ án cố ý gây thương tích ở Sóc Trăng, Cơ quan điều tra đã xác định bà Nguyễn Thị Riều là nguyên đơn dân sự trong vụ án, nhưng qua hơn hai năm vụ án bị “chìm xuống”. Bà Riều đã nhiều lần yêu cầu cơ quan điều tra cho biết kết quả và tiến trình điều tra vụ án nhưng bà Riều vẫn không nhận được bất kỳ thông báo nào17. Ngoài ra, một số quyền khác của nguyên đơn dân sự cũng chưa được đảm bảo, chẳng hạn như nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít trường hợp đề nghị của nguyên đơn dân sự được Hội đồng xét xử chấp nhận, v.v... Chính vì lẽ đó, nguyên đơn dân sự cần được bảo vệ quyền lợi trên thực tế.

Việc nghiên cứu về quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự có ý nghĩa thực tiễn to lớn đó là đưa ra các luận cứ khoa học và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quyền của nguyên đơn dân sự.

Qua phân tích trên cho thấy, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi của kẻ phạm tội và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định tư cách tố tụng của nguyên đơn dân sự còn rất nhiều quan điểm khác nhau. BLTTHS năm 2003 đã quy định những bảo đảm cần thiết để nguyên đơn dân sự có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Những bảo đảm pháp lý này được quán triệt thực hiện trong suốt quá trình tố tụng hình sự, qua các giai đoan tố tụng hình sự từ khởi tố, điều tra, truy tố cho đến xét xử. Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ hơn so với BLTTHS năm 1998 nhưng bản thân BLTTHS năm 2003 cũng có những hạn chế nhất định trong việc quy định và đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Vậy quyền của nguyên đơn dân sự có cơ chế đảm bảo hay không? Những quy định của pháp luật có tính khả thi hay chưa? Có những vướng mắc nào về quyền của chủ thể này? Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này một cách cụ thể trong Chương 2 “Quy định của pháp luật về quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự”.

17 Báo pháp luật TP Hồ Chí Minh, Công an cố tình ém nhẹm một vụ án,

http://phapluattp.vn/2011101310483968p0c1063/cong-an-xu-an-dan-su.htmtruy, [truy cập ngày 20-8-2011].

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Nguyên đơn dân sự là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra, họ gặp khó khăn không nhỏ trong việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là một trong những đối tượng dễ bị xâm phạm quyền con người trong TTHS. Vì vậy, BLTTHS năm 2003 đã quy định một hệ thống quyền nhằm bảo vệ nguyên đơn dân sự, đồng thời tạo điều kiện cho họ tích cực tham gia tố tụng.

Chương này tập trung phân tích hệ thống các quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Thông qua đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế ở khía cạnh ban hành pháp lụật và đánh giá tính khả thi của những quyền này trên thực tế nhằm đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật.

2.1. Quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Trong tố tụng dân sự thì một chủ thể muốn khởi kiện một chủ thể khác thì phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, tức là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 BLTTDS năm 2004 thì “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. Còn trong tố tụng hình sự thì việc thu thập chứng cứ thuộc về trách

nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 65 BLTTHS năm 2003 quy định về trách nhiệm thu thập chứng cứ như sau:

1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

Nguyên đơn dân sự có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật nhưng không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia tố tụng thì BLTTHS năm 1998 đã ghi nhận tại Điều 40 “Nguyên đơn dân sự

có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu…”. BLTTHS năm 1998 xem những

nếu quy định cho nguyên đơn dân sự có quyền thu thập và đưa ra chứng cứ thì sẽ tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết vụ án. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 đã thay thế quy định này bằng quy định nguyên đơn dân sự có “Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”.

Theo đó, khi tham gia tố tụng, nguyên đơn dân sự có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật (ví dụ như hình ảnh, băng đĩa, những tư liệu viết, v.v…) để cơ quan THTT thu thập, bổ sung chứng cứ. Đồng thời, nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu HĐXX triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu để xem xét. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi nguyên đơn dân sự hay những người tham gia tố tụng khác có yêu cầu hoãn phiên tòa hay không18

.

Những quy định trên đã tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, qua đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Giả sử tội phạm chưa được chứng minh mà nguyên đơn dân sự hoàn toàn thụ động mà không có đưa ra tài liệu, đồ vật hoặc bất kỳ yêu cầu nào thì quyền lợi của họ cũng không được đảm bảo. Nếu nguyên đơn dân sự có yêu cầu bồi thường nhưng không cung cấp được những thông tin cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình mà phần yêu cầu của họ không liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự của tội phạm thì phần dân sự sẽ được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này thì nguyên đơn dân sự phải chờ đợi đến khi nào phiên tòa diễn ra, Tòa án quyết định tách phần dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, rồi sao đó mới tiến hành khởi kiện vụ án dân sự thì mất rất nhiều thời gian và công sức. Hoặc nếu phần dân sự của nguyên đơn dân sự liên quan trực tiếp đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự thì cơ quan THTT vẫn có trách nhiệm chứng minh, dù nguyên đơn dân sự không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong trường hợp này nếu nguyên đơn dân sự thụ động đợi chờ vào cơ quan THTT thì quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo. Chính vì vậy, nguyên đơn dân sự cần chủ động đưa ra tài liệu, đồ vật và những yêu cầu cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Chẳng hạn, kế toán của một công ty đã tạo ra hàng loạt các khoản chi khống nhằm trục lợi cho riêng mình, kết quả là công ty đó thất thoát hàng tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã vào cuộc để làm rõ. Trong trường hợp này nếu công ty đó chủ động cung cấp những bằng chứng chứng minh cho thất thoát tài chính của mình thì quyền lợi của công ty sẽ được đảm bảo. Trên thực tế do không hiểu biết về quyền của mình nên

nguyên đơn dân sự cứ chờ đợi vào kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền thay vì tự mình đưa ra những chứng cứ xác thực cho vụ án.

Việc quy định đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là quyền chứ không phải nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng đã khẳng định nghĩa vụ của cơ quan THTT, nhằm tạo tâm lý cho những người THTT tích cực hơn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm làm rõ sự thật của vụ án, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia tố tụng. Tuy nhiên, quy định này đã làm cho những người tham gia tố tụng trong đó có nguyên đơn dân sự thụ động, ỷ lại và chờ đợi vào cơ quan THTT và những người THTT. Còn về phía cơ quan THTT thì không xem trọng những tài liệu, đồ vật mà nguyên đơn dân sự đưa ra. Thông thường thì những gì mà các bên cung cấp không được thừa nhận là chứng cứ của vụ án. Điều này đã làm cho việc tranh luận trước Tòa án của các bên bị hạn chế. Tham khảo những nước có truyền thống về tố tụng tranh tụng cho thấy chứng cứ cũng là nhân tố quan trọng để đảm bảo tranh tụng19. Tại khoản 2, Điều 86 BLTTHS Liên bang Nga có quy định “Người bị tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị

đơn dân sự và những người đại diện của họ có quyền thu thập và đưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là chứng cứ”20

.

BLTTDS năm 2004 đã quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết do đương sự yêu cầu. Điều này làm cho đương sự chủ động đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình và đảm bảo cho việc tranh luận trước Tòa án đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì, trong trường hợp họ tự thu thập chứng cứ thì họ đã làm chủ được thông tin nên sẽ chủ động hơn khi tham gia tranh luận. So với nguyên đơn trong vụ án dân sự thì quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự có phần hạn chế hơn. Bởi lẽ, nguyên đơn trong vụ án dân sự có quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập21

, còn nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự thì không được quyền sao chép những tài liệu có trong hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra. Điều này đã làm cho nguyên đơn dân sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận vụ án và hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào cơ quan THTT. Nếu không chủ động tiếp cận được những tài liệu liên quan đến vụ án thì nguyên đơn dân sự sẽ gặp

19 Trần Đại Thắng, Mô hình TTHS thẩm cứu và đề xuất hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học mô hình TTHS Việt Nam, VKSND TC, tháng 12/2009, tr.54.

20 Điều 86, BLTTHS Liên bang Nga, Nxb. Prôxpec, Matxcơva, 2001, tr.27. 21 Điều 58, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

khó khăn khi tham gia tố tụng ở những giai đoạn tố tụng tiếp theo, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử.

Theo quan điểm của người viết thì việc không quy định quyền thu thập chứng cứ cho nguyên đơn dân sự cũng như không cho phép nguyên đơn dân sự được “quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên

quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra” là một

hạn chế của pháp luật thực định.

Giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và trải qua nhiều giai đoạn, để tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án thì BLTTHS năm 2003 còn quy định quyền được thông báo về kết quả điều tra.

2.2. Quyền đƣợc thông báo về kết quả điều tra

Giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử. Trong đó, giai đoạn điều tra là giai đoạn quyết định tìm ra sự thật của vụ án và chứng minh hành vi của kẻ phạm tội. Dựa vào kết quả điều tra Tòa án sẽ tiến hành xét xử để đưa ra quyết định cuối cùng là có hay không có tội phạm. Tiến trình điều tra vụ án hình sự có thể rất nhanh chóng hoặc thời gian kéo dài tùy vào mức độ tinh vi của tội phạm. Vì vậy, trong khoảng thời gian đó những người tham gia tố tụng phải chờ đợi nên họ cũng cần phải được biết về tiến trình điều tra vụ án, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì thế mà tại Điểm b Khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003 đã quy định nguyên đơn dân sự có “quyền được thông báo về kết quả điều

tra”. Kết quả điều tra được hiểu ở phạm vi hẹp có thể chỉ bao gồm những nội

dung được nêu ra trong bản kết luận điều tra khi kết thúc điều tra. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng có thể được hiểu ở phạm vi rộng hơn, bao gồm bản kết luận

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)