6. Bố cục luận văn
3.2.3. Bất cập về quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch, nguyên nhân và giải pháp
3.2.3.1. Bất cập
Sau khi chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cước và giải thích quyền và nghĩa vụ của những người được triệu tập thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi về việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch. Tại Điều 202 BLTTHS năm 2003 quy định “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng phải được chủ
tọa phiên tòa hỏi xem có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, ngươi phiên dịch hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định”. Mặc dù pháp luật quy định cho
giám định, người phiên dịch nhưng trên thực tế rất ít trường hợp nguyên đơn dân sự có đề nghị thay đổi hoặc nếu có đề nghị thay đổi thì cũng không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Có HĐXX thì nêu rõ lý do của việc không chấp nhận nhưng cũng có HĐXX bác bỏ yêu cầu của người tham gia tố tụng mà không có giải thích một cách cụ thể và thuyết phục42. Thực tiễn tố tụng cho thấy không ít các trường hợp cơ quan, người THTT không những không tạo điều kiện mà còn cản trở người tham gia tố tụng thực hiện quyền tố tụng mà pháp luật quy định, nhưng việc đó không được coi là vi phạm tố tụng. Một ví dụ cụ thể là vụ án cố ý hủy hoại tài sản của Ngô Quang Chướng 50 tuổi ở TP Hồ Chí Minh. Phạm Văn Quang được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án. Tại phiên tòa người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự đã yêu cầu thay đổi chủ tọa phiên tòa Lê Văn Ban vì cho rằng người này không khách quan. Cụ thể, người bảo vệ quyền lợi cho Phạm Văn Quang đã đưa ra lí do là luật sư không được phép sao chụp quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, phiên tòa lần thứ nhất (ngày 28/7/2011) đã bị hoãn vì lợi ích của bị cáo. Sau khi người bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn trình bày yêu cầu đề nghị thay đổi thì HĐXX đã bác bỏ đề nghị trên và cũng không đưa ra lời giải thích cụ thể nào43. Từ ví dụ trên cho thấy trong thực tiễn quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch của nguyên đơn dân sự chưa được tôn trọng trên thực tế.
3.2.3.2. Nguyên nhân
Từ việc phân tích những bất cập trên cho thấy quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch của nguyên đơn dân sự chưa có cơ chế đảm bảo. Trên thực tế rất ít trường hợp nguyên đơn dân sự đề nghị thay đổi người THTT. Bởi vì, họ không biết những người này là ai, không biết là họ có vô tư hay khách quan trong khi làm nhiệm vụ hay không. Nếu nguyên đơn dân sự có đưa ra đề nghị thì yêu cầu của họ thường không được HĐXX chấp nhận. Có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch của nguyên đơn dân sự không được đảm bảo là do quy định của pháp luật. Cụ thể là pháp luật TTHS quy định nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch. Thế nhưng, không có bất kỳ quy định nào về việc thông báo trước một thời hạn nhất định về những người THTT, người giám định, người phiên dịch. Vì vậy, nguyên đơn dân sự không có bất kỳ thông tin nào về những người THTT, nếu
42 Đinh Văn Quế, Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Phương Đông, 2010, tr.218.
những người này thật sự không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ thì nguyên đơn dân sự cũng không có đủ cơ sở để yêu cầu thay đổi.
Thời gian qua đã xảy ra không ít các phiên tòa mà ở đó người THTT ứng xử thiếu văn hóa, gây phản cảm trong dư luận và ảnh hưởng đến tôn nghiêm của pháp luật. Không ít các trường hợp những người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên đơn dân sự phát biểu, trình bày yêu cầu đề nghị của mình chưa xong thì Hội đồng xét xử đã cắt ngang, không cho phép trình bày tiếp. Pháp luật quy định nếu những người tham gia tố tụng trình bày những nội dung không liên quan đến vụ án thì HĐXX có quyền cắt ngang và yêu cầu trình bày những nội dung liên quan. Có HĐXX thì làm tốt điều này nhưng cũng có HĐXX xử sự không đúng chuẩn như quát nạt, vỗ bàn,v.v...Chính vì cách xử sự và thái độ của HĐXX mà nguyên đơn dân sự không được tạo điều kiện để thực hiện quyền của mình và thậm chí là bị cản trở không thể thực hiện quyền mà pháp luật quy định cho họ.
3.2.3.3. Giải pháp
Để đảm bảo quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch của nguyên đơn dân sự có cơ chế đảm bảo cũng như đảm bảo cho vụ án được giải quyết một cách khách quan thì người viết kiến nghị bổ sung tại Điều 52 BLTTHS năm 2003 quyền của nguyên đơn dân sự được thông báo về những
người THTT, người giám định, người phiên dịch của vụ án. Nội dung bổ sung này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch. Bởi vì, chỉ khi nào nguyên đơn dân sự nắm
bắt được những thông tin cơ bản về những người THTT, người giám định, người phiên dịch thì họ mới biết được những người này có vô tư, khách quan hay không trong khi làm nhiệm vụ. Từ đó, họ mới chuẩn bị được các căn cứ, cơ sở cho yêu cầu thay đổi của mình.
Ngoài ra, để bảo vệ nguyên đơn dân sự thì người viết cho rằng cần phải bổ sung tại Điều 182 BLTTHS năm 2003 về việc giao các quyết định của Tòa án trong đó có quy định giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho nguyên đơn dân sự. Bởi vì, nội dung của quyết định này có rất nhiều nội dung quan trọng trong đó có thành phần những người THTT, người giám định, người phiên dịch, v.v...Nguyên đơn dân sự cần biết được thông tin sơ bộ về việc xét xử vụ án để họ chủ động hơn khi tham gia phiên tòa xét xử.