Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 55 - 57)

6. Bố cục luận văn

2.8. Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần

thiệt hại

Quyền kháng cáo là quyền của những người do luật định đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Quyền kháng cáo là một bảo đảm pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự, trong đó có nguyên đơn dân sự. “Nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là

để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của họ. Vì vậy, nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo về phần bồi thường mà không có quyền kháng cáo về phần hình phạt”34

. Theo quy định tại Điều 231 BLTTHS năm 2003 về những người có quyền kháng cáo đã nêu rõ phạm vi kháng cáo của nguyên đơn dân sự “Nguyên đơn dân sự... có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định liên quan đến việc bồi thường thiệt hại”. Khi tội phạm xảy ra, quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là

quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể của tội phạm (về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thì đó là giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo), còn mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và nguyên đơn dân sự chỉ là quan hệ dân sự trong việc bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Chính vì vậy, luật tố tụng hình sự quy định nguyên đơn dân sự chỉ được quyền kháng cáo phần quyết định của bản án liên quan đến phần bồi thường thiệt hại mà không được quyền kháng cáo phần hình phạt. Do BLTTHS năm 2003 không quy định rõ về người đại diện hợp pháp có thể thay mặt nguyên đơn dân sự kháng cáo hay không, nhưng căn cứ vào Tiểu mục 1.5 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư của Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: “Nguyên

đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến phần bồi thường thiệt hại”. Việc quy định

nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo liên quan đến vấn đề bồi thường của luật tố tụng hình sự của Việt Nam có điểm tương đồng với luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Pháp “Nguyên đơn dân sự có thể kháng cáo phúc thẩm các

quyết định đình chỉ điều tra, miễn tố và quyết định xâm phạm quyền dân sự của mình. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, nguyên đơn dân sự không thể kháng cáo một quyết định hoặc một điều khoản của quyết định liên quan đến việc giam giữ “bị can” hoặc việc áp dụng biện pháp giám sát tư pháp”35

. Luật tố tụng hình sự

34 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 109.

của Pháp quy định nguyên đơn dân sự chính là người bị hại có đơn kiện về dân sự, nên quy định nguyên đơn dân sự không được quyền kháng cáo liên quan đến phần hình phạt, bởi vì họ đã sử dụng quyền này với tư cách là người bị hại. Còn luật của Việt Nam quy định người bị hại và nguyên đơn dân sự là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau nên quy định này chưa thật sự hợp lý. Bởi vì, mặc dù nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng hình sự với mục đích là yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng bản thân họ cũng đã gánh chịu những thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần do tội phạm gây ra, nên lẽ ra họ cũng phải được quyền tranh luận cũng như kháng cáo về phần hình phạt của tội phạm. Hơn nữa, có trường hợp phần thiệt hại mà tội phạm đã gây ra cho nguyên đơn dân sự là cơ sở để xác định cấu thành tội phạm cũng như tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Đặc biệt là trong trường hợp nguyên đơn dân sự là tổ chức, pháp nhân bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì việc không quy định cho họ có quyền kháng cáo về hình phạt là không hợp lý. Bởi vì, thiệt hại của tổ chức, pháp nhân trong trường hợp này là hậu quả trực tiếp của tội phạm, về bản chất không khác so với thiệt hại của người bị hại. Vì vậy, việc ghi nhận cho nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo liên quan đến hình phạt cũng là điều hợp lý.

Nói tóm lại, BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận một hệ thống quyền tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự tích cực tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo và tôn trọng các quyền cơ bản của công dân và nguyên tắc pháp chế XHCN. Tuy nhiên, còn rất nhiều quy định chưa khả thi và nhiều khoảng trống của pháp luật đã dẫn đến tình trạng bất cập trên thực tế, mỗi nơi xác định khác nhau ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự. Thiết nghĩ việc nghiên cứu về thực trạng bảo vệ nguyên đơn dân sự và đưa ra những đề xuất hoàn thiện là vấn đề rất cần thiết.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ, NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)