6. Bố cục luận văn
2.5. Quyền đề nghị mức bồi thƣờng và các biện pháp bảo đảm bồi thƣờn g
“Nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị mức bồi thường và các biện pháp
bảo đảm bồi thường” (Điểm d, khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003). Quyền
này của nguyên đơn dân sự được đảm bảo bởi nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cũng tương tự như bồi thường thiệt hại trong dân sự, chúng chỉ khác nhau ở cơ sở phát sinh và chủ thể gây ra thiệt hại. Thiệt hại trong một vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do vi phạm hợp đồng hay hành vi trái pháp luật, còn thiệt hại trong vụ án hình sự phát sinh là do hành vi của kẻ phạm tội. Chính vì vậy, vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có phần đặc biệt hơn so với bồi thường thiệt hại trong dân sự.
29 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.109.
Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có thể được tiến hành đồng thời với việc giải quyết trách nhiệm hình sự hoặc tách ra thành vụ án dân sự thông thường. Nếu vấn đề dân sự được tách ra thành vụ án dân sự thì thủ tục, cách thức bồi thường sẽ được tiến hành theo thủ tục TTDS. Nếu nó được giải quyết đồng thời với trách nhiệm hình sự thì phải được quyết định cùng với bản án hình sự.
Nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng hình sự với mục đích là yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường và khắc phục thiệt hại. Về nguyên tắc thì “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”30. Nguyên đơn dân sự hoặc
người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu. Đối với tài sản bị xâm phạm thì nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu: đòi lại tài sản bị mất; bồi thường giá trị tài sản bị hủy hoại; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, v.v... (Điều 608 BLDS năm 2005). Đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì mức đề nghị sẽ dựa trên: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của nguyên đơn dân sự; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, v.v... (Điều 609 BLDS năm 2005). Trong trường hợp thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thì mức đề nghị sẽ dựa trên: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai tang, v.v... (Điều 610 BLDS năm 2005). Nếu là thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý để khắc phục, hạn chế thiệt hại, thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút, v.v... (Điều 611 BLDS năm 2005). Tuy nhiên, không phải lúc nào mức đề nghị mà nguyên đơn dân sự đưa ra cũng được chấp nhận. Quy định này chưa có cơ chế đảm bảo bởi vì nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự và người gây thiệt hại không được thỏa thuận mức bồi thường như trong dân sự, cho nên nếu nguyên đơn dân sự và người gây thiệt hại đã thỏa thuận một mức bồi thường và nguyên đơn dân sự đề nghị một mức bồi thường như đã thỏa thuận trước đó, không giống như thiệt hại thực tế thì có thể HĐXX sẽ không đồng ý. Bởi vì, Tòa án thường căn cứ vào kết quả điều tra và xác minh của cơ quan điều tra cũng như kết quả xét xử tại phiên tòa để quyết định mức bồi thường. So sánh với luật TTHS của các nước (Nga, Đức, Trung Hoa, v.v…) thì luật TTHS của Việt Nam không quy định những vụ án tư tố, ở đó người bị thiệt hại, tư tố viên trực tiếp đưa vụ án ra trước Tòa án mà không có công tố viên (quyền công tố không được sử dụng). Đối với án tư tố thì
30 Điều 605, BLDS năm 2005.
thường có thủ tục hòa giải nhằm đạt được sự bồi thường hay thỏa thuận trước khi đưa ra xét xử. Tức là việc bồi thường được thực hiện theo ý chí của các bên và đem lại lợi ích cho các bên.
Bộ luật TTHS năm 2003 ghi nhận nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị các biện pháp bảo đảm bồi thường. Tuy nhiên, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không quy định các biện pháp bảo đảm bồi thường là những biện pháp nào. Hơn nữa, BLTTHS cũng không quy định nguyên đơn dân sự phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nào áp dụng các biện pháp bảo đảm bồi thường và trình tự, thủ tục áp dụng ra sao, v.v.... Đây là một “khoảng trống” rất lớn của BLTTHS hiện hành. Tại Điều 146 BLTTHS năm 2003 có quy định về việc kê biên tài sản nhưng điều luật chỉ quy định những người có thẩm quyền kê biên mà không có quy định những ai có quyền yêu cầu. Nếu nguyên đơn dân sự muốn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản của tội phạm thì cũng không có cơ sở để yêu cầu. Việc không ghi nhận các biện pháp bảo đảm bồi thường cũng như trình tự, thủ tục áp dụng đã không kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của nguyên đơn dân sự. Đặc biệt là trong trường hợp người gây thiệt hại cố tình tẩu tán tài sản nhằm không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì việc không áp dụng kịp thời các biện pháp bảo đảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nguyên đơn dân sự.
So sánh với quyền của nguyên đơn trong vụ án dân sự chúng ta thấy BLTTDS năm 2004 đã quy định những vấn đề liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại chương VIII. Theo đó, nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án hoặc nộp đơn yêu cầu đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó (Điều 99 BLTTDS năm 2004). Ngoài ra, tại chương VIII của BLTTDS năm 2004 cũng đã quy định rất cụ thể về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trình tự, thủ tục thực hiện cũng như trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Những quy định trên của Bộ luật TTDS đã tạo điều kiện cho đương sự chủ động bảo vệ lợi ích của mình, giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án.
Luật TTHS nước ta chưa dự liệu trường hợp, nếu tội phạm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc chết mà không có người thực hiện nghĩa vụ thay mình thì thiệt hại mà tội phạm đã gây ra cho nguyên đơn dân sự hay những người tham gia tố tụng khác sẽ giải quyết thế nào? Trong luật pháp
của nhiều nước thì bên cạnh cơ chế kiện dân sự trong TTHS nhằm khắc phục, sửa chữa thiệt hại do tội phạm gây ra từ nguồn tiền bồi thường của người gây thiệt hại, còn có một cơ chế khác được nhiều nước áp dụng, đó là đền bù cho người bị thiệt hại từ nguồn quỹ công. Trong Tuyên ngôn về các nguyên tắc cơ bản của tư pháp hình sự về nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực
(29/12/1985) của Đại hội đồng Liên hiệp quốc cũng có quy định “khi việc đền bù không đủ từ người phạm tội và từ những nguồn khác, Nhà nước cần nổ lực bù đắp tài chính cho: nạn nhân là những người bị thiệt hại đáng kể về thể chất, tinh thần do các tội phạm nghiêm trọng gây ra..”31
.
2.6. Quyền có ngƣời đại diện hợp pháp tham gia tố tụng và quyền có ngƣời bảo vệ quyền lợi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003 thì “Nguyên đơn
dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền...”. Như vậy, theo quy
định này thì người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự sẽ có tất cả các quyền của nguyên đơn dân sự, thay mặt nguyên đơn dân sự bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể này. Việc tham gia tố tụng của người đại diện hợp pháp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tố tụng nói chung, tố tụng hình sự nói riêng, trong nhiều trường hợp nếu không có sự tham gia của họ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết vụ án, thậm chí có trường hợp phải hoãn phiên tòa như quy định tại Điều 191 “Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự … hoặc người đại diện hợp
pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử”. Vì vậy, trong BLTTHS năm 2003 mặc dù không
quy định thành Điều luật riêng về “Người đại diện hợp pháp” nhưng lại quy định trong cùng các Điều luật quy định về những người tham gia tố tụng như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, v.v... Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 lại không quy định điều kiện cụ thể về người đại diện hợp pháp của người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên đơn dân sự. Đối chiếu với các quy định trước đây, cụ thể là trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự được ban hành kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án tối cao đã đề cập đến người đại diện hợp pháp của những người tham gia tố tụng: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường và người có tài sản, quyền lợi có liên quan đến việc phạm pháp có thể ủy nhiệm cho người đại diện cho mình tham gia tố tụng. Người đại diện có những quyền của người mà mình thay
31 Lê Nguyên Thanh, Quyền của người bị hại và vấn đề bảo vệ người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2007, tr.42.
mặt đã ủy nhiệm trên giấy tờ”. Theo quan điểm của người viết thì Bản hướng dẫn trên vẫn còn mang tính hợp lý trong điều kiện hiện nay. Bởi lẽ, BLTTHS năm 2003 chưa có quy định cụ thể nào về người đại diện hợp pháp. Thế nhưng, trong thực tiễn xét xử thì người tham gia tố tụng thường cần đến người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất và có nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử liên quan đến người đại diện hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Với thực trạng trên thì thiết nghĩ cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể về người đại diện hợp pháp để áp dụng một cách thống nhất, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia tố tụng nói chung, nguyên đơn dân sự nói riêng. Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự được ban hành kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án tối cao đã xác định được phạm vi đại diện của người đại diện hợp pháp “Người đại diện có những quyền của người mà mình thay mặt
đã ủy nhiệm trên giấy tờ”. Điều này phù hợp với quy định của BLDS năm 2005 về đại diện theo ủy quyền. Vì vậy, có thể khẳng định Bản hướng dẫn trên vẫn còn mang tính hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Việc quy định về người đại diện hợp pháp chưa cụ thể và rõ ràng đã dẫn đến tình trạng thiếu chính xác và không thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện hợp pháp, ảnh hưởng đến người tham gia tố tụng. Do BLTTHS chưa quy định rõ về người đại diện hợp pháp (tức là chưa quy định rõ ai sẽ là người đại diện hợp pháp cho nguyên đơn dân sự) nên dẫn đến tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định người đại diện hợp pháp.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nguyên đơn dân sự có thể có từ hai người trở lên
là người đại diện hợp pháp cho mình vì luật không quy định rõ. Đó là tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố, mẹ, vợ (chồng), con chưa thành niên của nguyên đơn dân sự. Vì vậy khi xét xử, Tòa án phải triệu tập tất cả họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng, mặc dù luật không quy định rõ nhưng cần phải hiểu
rằng trong mọi trường hợp người đại diện hợp pháp chỉ có thể có một người tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp như quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể, đối với người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất, tinh thần thì bố (hoặc mẹ) là người đại diện. Đối với người đã thành niên nếu có gia đình thì vợ hoặc chồng là người đại diện. Nếu vợ (chồng) không có
khả năng làm người đại diên hợp pháp thì con đã thành niên sẽ là người đại diện, nếu chưa có gia đình mà cha mẹ chết thì anh chị em sẽ là người đại diện32
.
Trường hợp nguyên đơn dân sự là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp sẽ là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật để tham gia tố tụng.
BLTTHS năm 2003 không quy định người đại diện hợp pháp thay mặt nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng kể từ thời điểm nào. Trong khi đó người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì được tham gia tố tụng kể từ thời điểm khởi tố bị can (Điều 59). Tuy nhiên, dựa vào quy định tại Điều 52 thì có thể nhận thấy người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự có đầy đủ quyền của nguyên đơn dân sự, mà nguyên đơn dân sự có thể tham gia tố tụng kể từ thời điểm khởi tố vụ án, nên người đại diện hợp pháp cũng có thể tham gia tố tụng kể từ thời điểm khởi tố, thay mặt nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh việc ghi nhận quyền có người đại diện hợp pháp thì BLTTHS năm 2003 còn quy định quyền được nhờ người bảo vệ quyền lợi. Điều 59 BLTTHS quy định: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự... có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình”. Theo đó, thì người bảo vệ quyền
lợi của đương sự được tham gia tố tụng kể từ thời điểm khởi tố bị can. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có những quyền quan trọng mà nguyên đơn dân sự không có như quyền “ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên
quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra” (Điểm b,
khoản 3 Điều 59). Như vậy, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có lợi thế hơn nguyên đơn dân sự khi tham gia tố tụng. Điều này chưa đảm bảo được quyền lợi cho nguyên đơn dân sự khi tham gia tố tụng. Bởi vì, nếu nguyên đơn dân sự không có khả năng nhờ người bảo vệ quyền lợi, họ phải tự mình thực hiện quyền và họ không có những quyền của người bảo vệ quyền lợi thì họ rất thiệt thòi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nếu so sánh với những đảm bảo về quyền bào chữa của bị can, bị cáo thì đảm bảo quyền có người bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dân sự có sự hạn chế hơn. Cụ thể, đối với trường hợp nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất không được đảm bảo quyền có người bảo vệ quyền lợi do cơ quan THTT mời, nếu nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
32 Nguyễn Đức Dũng, Người đại diện hợp pháp trong Bộ luật tố tụng hình sự, tạp chí TAND, số 1/