Quyền đƣợc khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 53 - 55)

6. Bố cục luận văn

2.7. Quyền đƣợc khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,

ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những hành vi hoặc quyết định vi phạm quyền của những chủ thể tham gia tố tụng là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu không quy định cho những người tham gia tố tụng quyền khiếu nại, tố cáo các vi phạm, nhất là các hành vi vi phạm quyền con người nói chung, quyền tố tụng nói riêng, rất khó được phát hiện và khắc phục.

Vì vậy, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là biện pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền công dân trong tố tụng hình sự. Khiếu nại, tố cáo là những biện pháp quan trọng tạo điều kiện cho công dân phát hiện những hành vi vi phạm quyền công dân của cơ quan và người THTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần tăng cường pháp chế, trật tự pháp luật và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.

Để đảm bảo quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng trong TTHS thì BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận nguyên tắc “Bảo đảm quyền khiếu nại, tố

cáo trong tố tụng hình sự”. Nguyên đơn dân sự là một bên tham gia tố tụng hình

sự và pháp luật quy định cho chủ thể này có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo đó, nguyên đơn dân sự có quyền khiếu nại những quyết định, hành vi tố tụng nếu có căn cứ cho rằng đó là quyết định, hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trình tự, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo quy định tại chương XXXV BLTTHS năm 2003. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT - VKSTC - TATC - BCA - BTP ngày 10/8/2005 của Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát tối cao, Tòa án tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS về khiếu nại, tố cáo thì người khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại. Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trường hợp người khiếu nại bị bệnh tâm thần hoặc có nhược điểm về thể chất không thể tự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Người đại diện cho người khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình. Về phía cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại phải có trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại và thực hiện theo tinh thần của Điều 326 và 327 BLTTHS năm 2003. Sở dĩ cần quan tâm đến nguyên đơn dân sự là vì trước đó họ đã bị thiệt hại do tội phạm gây ra, nếu như nguyên đơn dân sự tiếp tục bị tổn thương lần thứ hai - do cơ quan THTT gây ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử - sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nguyên đơn dân sự và hoàn toàn không có lợi cho việc giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 326 BLTTHS năm 2003 thì nguyên đơn dân sự có quyền khiếu nại quyết định hoặc hành vi tố tụng trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quy định này chưa có cơ chế đảm bảo. Bởi vì, nguyên đơn dân sự chỉ thật sự trở thành một bên tham gia tố tụng và được chính thức công nhận tư cách tố tụng trong giai đoạn xét xử, còn ở các giai đoạn khác thì dường như nguyên đơn dân sự là chủ thể bị “bỏ quên”. Thật vậy, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được thông tin của vụ án và tiến hành điều tra thì nguyên đơn dân sự không nhận được bất kỳ một văn bản tố tụng nào, ví dụ như bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đề nghị truy tố, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, v.v... Chính vì vậy, nếu trong các giai đoạn này quyền và lợi ích của nguyên đơn dù có bị xâm phạm thì họ cũng không có cơ sở để khiếu nại tố tụng.

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)