Bất cập về quyền được thông báo kết quả điều tra, nguyên nhân và

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 65 - 67)

6. Bố cục luận văn

3.2.2. Bất cập về quyền được thông báo kết quả điều tra, nguyên nhân và

pháp

3.2.2.1. Bất cập

Hành vi của kẻ phạm tội xảy ra không chỉ xâm phạm đến những quan hệ do pháp luật hình sự bảo vệ mà còn gây thiệt hại cho các quan hệ dân sự nên có hai loại trách nhiệm được đặt ra khi giải quyết vụ án hình sự đó là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Thiệt hại mà tội phạm gây ra cho nguyên đơn dân sự là trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. Lẽ ra, trách nhiệm dân sự thì phải được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự nhưng do tính chất phức tạp của hành vi phạm tội nên pháp luật quy định là giải quyết phần thiệt hại do tội phạm gây ra theo thủ tục tố tụng hình sự. Chỉ tách ra giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi cần thiết.

Vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó giai đoạn điều tra là giai đoạn quyết định tìm ra sự thật của vụ án40

. Và việc thu thập tài liệu, chứng cứ chủ yếu là do cơ quan THTT tiến hành. Những người tham gia tố tụng không được tham gia vào việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia tố tụng nói chung, nguyên đơn dân sự nói riêng thì BLTTHS có quy định cho những người tham gia tố tụng có quyền được thông báo về kết quả điều tra vụ án nhằm nắm bắt những thông tin liên quan đến quyền lợi của mình.

Tại Điểm b Khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003 quy định nguyên đơn dân sự có “quyền được thông báo về kết quả điều tra”. Tuy nhiên, trên thực tế thì quyền này của nguyên đơn dân sự không được đảm bảo. Thông thường thì nguyên đơn dân sự không được thông báo những thông tin liên quan đến tiến trình điều tra vụ án. Nếu họ có yêu cầu thì cũng bị cơ quan có thẩm quyền phớt lờ và không quan tâm đến yêu cầu của họ. Thực tiễn tố tụng cho thấy không ít các trường hợp cơ quan điều tra không những không tạo điều kiện mà còn cản trở nguyên đơn dân sự thực hiện quyền này, nhưng việc này hoàn toàn không được coi là vi phạm tố tụng.

Một ví dụ cụ thể là vụ án gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người ở Bình Dương. Chị Nguyễn Thị Hòa là vợ của anh Trần Văn Hưng ở Thuận an, Bình Dương. Anh Hưng bị Phạm Quang Tâm gây tai nạn giao thông và tử vong.

40 Nguyễn Kim Chung, Vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2005, tr.48.

Chị Hòa là người không có khả năng lao động và được anh Hưng chăm lo khi còn sống. Chị Hòa đã được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án trên. Tuy nhiên, qua thời gian hơn hai năm nhưng chị Hòa không nhận được bất kỳ thông báo nào, chị cũng đã gửi đơn yêu cầu đến cơ quan công an nhưng không được trả lời. Thậm chí chị đã trực tiếp đến cơ quan công an hỏi về vấn đề bồi thường của chị thì cũng chỉ nhận được câu trả lời là chị phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa41. Từ ví dụ trên cho thấy rằng mặc dù nguyên đơn dân sự có quyền được thông báo kết quả điều tra nhưng thực tế thì họ không thực hiện được quyền này và điều này làm cho nguyên đơn dân sự hoàn toàn bị động phụ thuộc vào cơ quan THTT.

3.2.2.2. Nguyên nhân

Quyền được thông báo kết quả điều tra của nguyên đơn dân sự chưa có cơ chế đảm bảo trong thực tiễn. Bởi lẽ, quy định của pháp luật còn rất nhiều “khoảng trống” nên nguyên đơn dân sự không có cơ sở để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả điều tra cho mình. Tại Điểm b Khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003 ghi nhận nguyên đơn dân sự có “quyền được thông báo kết quả điều tra”. Thế nhưng, không có bất kỳ một văn bản hướng dẫn nào giải thích

thế nào là kết quả điều tra và nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu thông báo những nội dung nào của kết quả diều tra. Đồng thời, kết quả điều tra được thông báo cho nguyên đơn dân sự theo hình tức nào (văn bản, miệng, v.v...) cũng không được đề cập đến trong Bộ luật TTHS năm 2003.

Nguyên đơn dân sự không được thông báo kết quả điều tra một phần cũng là do cơ quan THTT và những người THTT không tôn trọng quyền này của nguyên đơn dân sự. Cơ quan THTT thường phớt lờ yêu cầu của nguyên đơn dân sự và yêu cầu họ chờ đợi nhưng cuối cùng họ cũng không nhận được bất kỳ thông báo nào. Tuy nhiên, cơ quan THTT không hề vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ nào vì BLTTHS năm 2003 không quy định cơ quan THTT có trách nhiệm phải thông báo kết quả điều tra cho những người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên đơn dân sự. Chính vì vậy, nếu cơ quan THTT không thực hiện việc thông báo kết quả điều tra thì cũng không có bất kỳ một chế tài nào được đặt ra.

41 Phạm Hoàng, Công an không thông báo kết quả điều tra, Báo pháp luật Bình Dương, số ra ngày 15/3/2008.

3.2.2.3. Giải pháp

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của nguyên đơn dân sự và quyền được thông báo kết quả điều tra của chủ thể này được khả thi hơn thì người viết kiến nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 52. Cụ thể là thay vì quy định nguyên đơn dân sự “được thông báo kết quả điều tra” có nghĩa chung chung thì cần quy định rõ hơn: “được nhận kết luận điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định tạm đình chỉ điều tra và kết quả các hoạt động điều tra khác không thuộc bí mật điều tra”. Trong đó, bản kết luận điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định tạm đình chỉ điều tra là những văn bản mà cơ quan điều tra có nghĩa vụ gửi

cho nguyên đơn dân sự. Kết quả các hoạt động điều tra khác nếu có liên quan đến nguyên đơn dân sự mà không thuộc bí mật điều tra thì nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp (ví dụ cần thông báo nội dung kết luận giám định thương tật). Vì thế, để đồng bộ, cần bổ sung thêm vào khoản 4 Điều 162 nghĩa vụ của cơ quan điều tra là gửi cho nguyên đơn dân sự bản kết luận điều tra, quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ điều tra.

Ngoài ra, để đảm bảo tôn trọng thực hiện quyền được thông báo về kết quả điều tra của nguyên đơn dân sự, cơ quan THTT có trách nhiệm cử cán bộ đến gặp trực tiếp những người này để chuyển thông báo bằng văn bản và thu nhận chữ ký của họ. Trường hợp nguyên đơn dân sự ở xa thì có thể chuyển thông báo về kết quả điều tra cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi những người này cư trú để chính quyền địa phương chuyển và thu nhận chữ ký của họ và gửi lại cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)