Quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 37)

6. Bố cục luận văn

2.1. Quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Trong tố tụng dân sự thì một chủ thể muốn khởi kiện một chủ thể khác thì phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, tức là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 BLTTDS năm 2004 thì “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. Còn trong tố tụng hình sự thì việc thu thập chứng cứ thuộc về trách

nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 65 BLTTHS năm 2003 quy định về trách nhiệm thu thập chứng cứ như sau:

1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

Nguyên đơn dân sự có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật nhưng không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia tố tụng thì BLTTHS năm 1998 đã ghi nhận tại Điều 40 “Nguyên đơn dân sự

có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu…”. BLTTHS năm 1998 xem những

nếu quy định cho nguyên đơn dân sự có quyền thu thập và đưa ra chứng cứ thì sẽ tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết vụ án. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 đã thay thế quy định này bằng quy định nguyên đơn dân sự có “Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”.

Theo đó, khi tham gia tố tụng, nguyên đơn dân sự có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật (ví dụ như hình ảnh, băng đĩa, những tư liệu viết, v.v…) để cơ quan THTT thu thập, bổ sung chứng cứ. Đồng thời, nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu HĐXX triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu để xem xét. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi nguyên đơn dân sự hay những người tham gia tố tụng khác có yêu cầu hoãn phiên tòa hay không18

.

Những quy định trên đã tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, qua đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Giả sử tội phạm chưa được chứng minh mà nguyên đơn dân sự hoàn toàn thụ động mà không có đưa ra tài liệu, đồ vật hoặc bất kỳ yêu cầu nào thì quyền lợi của họ cũng không được đảm bảo. Nếu nguyên đơn dân sự có yêu cầu bồi thường nhưng không cung cấp được những thông tin cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình mà phần yêu cầu của họ không liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự của tội phạm thì phần dân sự sẽ được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này thì nguyên đơn dân sự phải chờ đợi đến khi nào phiên tòa diễn ra, Tòa án quyết định tách phần dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, rồi sao đó mới tiến hành khởi kiện vụ án dân sự thì mất rất nhiều thời gian và công sức. Hoặc nếu phần dân sự của nguyên đơn dân sự liên quan trực tiếp đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự thì cơ quan THTT vẫn có trách nhiệm chứng minh, dù nguyên đơn dân sự không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong trường hợp này nếu nguyên đơn dân sự thụ động đợi chờ vào cơ quan THTT thì quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo. Chính vì vậy, nguyên đơn dân sự cần chủ động đưa ra tài liệu, đồ vật và những yêu cầu cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Chẳng hạn, kế toán của một công ty đã tạo ra hàng loạt các khoản chi khống nhằm trục lợi cho riêng mình, kết quả là công ty đó thất thoát hàng tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã vào cuộc để làm rõ. Trong trường hợp này nếu công ty đó chủ động cung cấp những bằng chứng chứng minh cho thất thoát tài chính của mình thì quyền lợi của công ty sẽ được đảm bảo. Trên thực tế do không hiểu biết về quyền của mình nên

nguyên đơn dân sự cứ chờ đợi vào kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền thay vì tự mình đưa ra những chứng cứ xác thực cho vụ án.

Việc quy định đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu là quyền chứ không phải nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng đã khẳng định nghĩa vụ của cơ quan THTT, nhằm tạo tâm lý cho những người THTT tích cực hơn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm làm rõ sự thật của vụ án, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia tố tụng. Tuy nhiên, quy định này đã làm cho những người tham gia tố tụng trong đó có nguyên đơn dân sự thụ động, ỷ lại và chờ đợi vào cơ quan THTT và những người THTT. Còn về phía cơ quan THTT thì không xem trọng những tài liệu, đồ vật mà nguyên đơn dân sự đưa ra. Thông thường thì những gì mà các bên cung cấp không được thừa nhận là chứng cứ của vụ án. Điều này đã làm cho việc tranh luận trước Tòa án của các bên bị hạn chế. Tham khảo những nước có truyền thống về tố tụng tranh tụng cho thấy chứng cứ cũng là nhân tố quan trọng để đảm bảo tranh tụng19. Tại khoản 2, Điều 86 BLTTHS Liên bang Nga có quy định “Người bị tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị

đơn dân sự và những người đại diện của họ có quyền thu thập và đưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là chứng cứ”20

.

BLTTDS năm 2004 đã quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết do đương sự yêu cầu. Điều này làm cho đương sự chủ động đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình và đảm bảo cho việc tranh luận trước Tòa án đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì, trong trường hợp họ tự thu thập chứng cứ thì họ đã làm chủ được thông tin nên sẽ chủ động hơn khi tham gia tranh luận. So với nguyên đơn trong vụ án dân sự thì quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự có phần hạn chế hơn. Bởi lẽ, nguyên đơn trong vụ án dân sự có quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập21

, còn nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự thì không được quyền sao chép những tài liệu có trong hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra. Điều này đã làm cho nguyên đơn dân sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận vụ án và hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào cơ quan THTT. Nếu không chủ động tiếp cận được những tài liệu liên quan đến vụ án thì nguyên đơn dân sự sẽ gặp

19 Trần Đại Thắng, Mô hình TTHS thẩm cứu và đề xuất hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học mô hình TTHS Việt Nam, VKSND TC, tháng 12/2009, tr.54.

20 Điều 86, BLTTHS Liên bang Nga, Nxb. Prôxpec, Matxcơva, 2001, tr.27. 21 Điều 58, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

khó khăn khi tham gia tố tụng ở những giai đoạn tố tụng tiếp theo, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử.

Theo quan điểm của người viết thì việc không quy định quyền thu thập chứng cứ cho nguyên đơn dân sự cũng như không cho phép nguyên đơn dân sự được “quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên

quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra” là một

hạn chế của pháp luật thực định.

Giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và trải qua nhiều giai đoạn, để tạo điều kiện cho nguyên đơn dân sự tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án thì BLTTHS năm 2003 còn quy định quyền được thông báo về kết quả điều tra.

2.2. Quyền đƣợc thông báo về kết quả điều tra

Giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử. Trong đó, giai đoạn điều tra là giai đoạn quyết định tìm ra sự thật của vụ án và chứng minh hành vi của kẻ phạm tội. Dựa vào kết quả điều tra Tòa án sẽ tiến hành xét xử để đưa ra quyết định cuối cùng là có hay không có tội phạm. Tiến trình điều tra vụ án hình sự có thể rất nhanh chóng hoặc thời gian kéo dài tùy vào mức độ tinh vi của tội phạm. Vì vậy, trong khoảng thời gian đó những người tham gia tố tụng phải chờ đợi nên họ cũng cần phải được biết về tiến trình điều tra vụ án, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì thế mà tại Điểm b Khoản 2 Điều 52 BLTTHS năm 2003 đã quy định nguyên đơn dân sự có “quyền được thông báo về kết quả điều

tra”. Kết quả điều tra được hiểu ở phạm vi hẹp có thể chỉ bao gồm những nội

dung được nêu ra trong bản kết luận điều tra khi kết thúc điều tra. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng có thể được hiểu ở phạm vi rộng hơn, bao gồm bản kết luận điều tra (kèm theo đề nghị truy tố hoặc kèm quyết định đình chỉ điều tra22

), lý do và quyết định tạm đình chỉ điều tra23

, quyết định tách, nhập vụ án để điều tra, kết quả thực hiện các hoạt động điều tra có liên quan đến nguyên đơn dân sự mà không thuộc bí mật điều tra (ví dụ kết quả giám định thương tật của nguyên đơn dân sự, kết quả giám định tài sản thiệt hại…)24. Nếu được thông báo về kết quả điều tra, nguyên đơn dân sự có điều kiện tiếp cận quá trình giải quyết vụ án,

22 Xem phụ lục 1

23 Xem phụ lục 2

24 Lê Nguyên Thanh, Quyền của người bị hại và vấn đề bảo vệ người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr.152.

chuẩn bị các phương án tranh luận và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 không hề quy định cơ quan điều tra có bất kỳ nghĩa vụ nào trong việc thông báo kết quả điều tra cho nguyên đơn dân sự. Đối chiếu với các quy định khác của BLTTHS, chúng ta thấy quy định về việc giao nhận một số văn bản tố tụng trong giai đoạn điều tra còn hạn chế hoặc chưa hợp lý. Chẳng hạn, Điều 162 BLTTHS năm 2003 quy định cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra kèm theo đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa mà không ràng buộc trách nhiệm của cơ quan điều tra gửi những văn bản này cho những người tham gia tố tụng khác, trong đó có nguyên đơn dân sự.

Vì vậy, có thể nhận thấy đây chỉ là quy định mang tính hình thức, mặc dù nguyên đơn dân sự có quyền này nhưng luật không quy định nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền thì nguyên đơn dân sự cũng không thể yêu cầu cơ quan điều tra thông báo kết quả điều tra cho họ. Trong khi đó thì những người tiến hành tố tụng có quyền triệu tập nguyên đơn dân sự để lấy lời khai nếu thấy cần thiết. Điều 137 BLTTHS năm 2003 quy định “Việc triệu tập, lấy lời khai của người bị

hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định tại các điều 133, 135 và 136 của Bộ luật này”. Mặt khác, thông báo kết quả điều tra phải thực hiện bằng hình thức nào

(văn bản, miệng, v.v…) cũng không được đề cập đến trong BLTTHS năm 2003. Vì thế nguyên đơn dân sự có thể bị tách ra khỏi quá trình điều tra và chỉ được triệu tập để trả lời câu hỏi, nếu cơ quan điều tra thấy cần thiết. Đây chính là “khoảng trống” của pháp luật TTHS làm cho quyền lợi của nguyên đơn dân sự bị hạn chế.

2.3. Quyền đề nghị thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch

Những người tiến hành tố tụng là nhân tố rất quan trọng để tìm ra sự thật của vụ án. Sự thật của vụ án có khách quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự minh bạch của những người THTT. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào những người THTT cũng hoàn toàn vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng sự thật của vụ án không đúng với sự thật khách quan. Thực tiễn cho thấy thường xuyên xảy ra tình trạng người THTT nhận tiền của một trong các bên tham gia tố tụng để giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho bên đó. Một ví dụ điển hình là vụ một Thẩm phán của TAND thị xã Bến Tre Nguyễn Thành Minh bị bắt với chín triệu đồng nhận của đương sự trong

vụ án mà Ông sắp xét xử. Nguyễn Thị Vân Anh là thư ký cho ông Minh cũng bị bắt vì "mồi chài" đương sự đưa tiền cho ông Minh. Theo kết luận điều tra, trước đó bốn tháng, ông Minh hai lần nhận bảy triệu đồng của đương sự này25

. Qua ví dụ trên cho thấy, nếu những người THTT không vô tư, khách quan khi làm nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của công dân và vi phạm những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Vì thế, để đảm bảo vụ án được giải quyết khách quan thì Điều 42 BLTTHS năm 2003 đã quy định những trường phải từ chối hoặc thay đổi người THTT: “Người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi, nếu:

1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;

2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.

Tại Điều 43 BLTTHS năm 2003 quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, trong đó có nguyên đơn dân sự. Theo đó, nếu nguyên đơn dân sự có căn cứ cho rằng những người THTT không vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì có quyền đề nghị thay đổi. Quy định này góp phần đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết vụ án hình sự và lợi ích của nguyên đơn dân sự cũng được bảo vệ. Đồng thời, quyền này cũng đảm bảo cho hoạt động yêu cầu của nguyên đơn dân sự ở thủ tục xét hỏi và tranh luận tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 không hề quy định việc thông báo trước một thời hạn nhất định về những người THTT, người giám định, người phiên dịch để nguyên đơn dân sự có điều kiện tìm hiểu về những

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)