Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 73)

Tính đến 31/12/2013, Agribank Cần Thơ đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ về huy động vốn,với phương châm đi vay để cho vay, tiến tới tự lực về nguồn vốn cho vay, bằng nhiều biện pháp và hình thức huy động phong phú, linh hoạt công tác huy động bước đầu đã khởi sắc. Tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2011 tổng vốn huy động là 2.149 tỷ đồng, năm 2012 tăng thêm 764 tỷ đồng đạt 2.914 tỷ đồng so với năm 2011 và năm 2013 tổng vốn huy động đạt 3.693 tỷ đồng tăng thêm 779 tỷ đồng so với năm trước.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục qua các năm tạo ra nguồn vốn ổn định, hoàn thành kế hoạch được giao. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm là 1.828 tỷ đồng (chiếm 85,05 %/tổng VHĐ), năm 2012 tăng thêm 528 tỷ đồng (chiếm 80,85%/tổng VHĐ) và năm 2013 TGTK đạt 3.006 tỷ đồng (chiếm 81,4%/tổng VHĐ).

Tổng nguồn vốn huy động phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, thông qua chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (tổng dư nợ/tổng VHĐ) ngày càng giảm và càng tiến gần về 1, có nghĩa là tỷ lệ vốn huy động tham gia vào hoạt động tín dụng ngày càng nhiều. Cụ thể năm 2011 trong 1,88 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động và đến năm 2013 thì 1,59 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

Bên cạnh việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn dựa trên sự đa dạng hóa sản phẩm và nền tảng lãi suất, thì Agribank chi nhánh TPCT cũng không ngừng xây dựng, quảng bá thương hiệu của mình trong các hoạt động cộng đồng nhằm dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng trong tương lai. Cụ thể là tháng 12/2011, chi nhánh đã tổ chức đến thăm và bàn giao hai phòng học mới trị giá 450 triệu đồng cho trường mẫu giáo Trung Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ. Bên cạnh đó, ngày 18/12/2013 Agribank Cần Thơ trao 200 suất học bổng cho Trường ĐHCT năm học 2013-2014 (mỗi suất 2 triệu đồng) cho các tân sinh viên khóa 39 có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt. Bên cạnh việc trao học bổng, Agribank-CT cũng đồng hành với nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.

74 5.1.2 Những hạn chế

Chi nhánh Agribank đã triển khai hầu hết các sản phẩm huy động vốn. Tuy nhiên, do nhu cầu và thị hiếu của người dân tại địa phương quen và thích sử dụng các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm dự thưởng nên các sản phẩm huy động mới (đầu tư tự động, tiết kiệm học đường,…) có phát sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Các sản phẩm huy động như kỳ phiếu, trái phiếu,… chưa thu hút được số lượng khách hàng lớn dẫn đến huy động tại chỗ của chi nhánh chưa đáp ứng được 100% kế hoạch cũng như nhu cầu vay vốn.

Nguồn vốn tự huy động tại địa phương mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu vốn. Hàng năm, Agribank ưu tiên điều tiết nguồn vốn từ Trụ sở chính để chi nhánh trong khu vực đáp ứng nhu cầu cho vay. Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ tiện ích hiện đại như: Internet Banking, ATM, ngân hàng qua điện thoại di động (SMS banking),… trên nền tảng công nghệ thông tin tại khu vực vẫn gặp nhiều khó khăn vì phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và người dân chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin. Thói quen giao dịch vẫn chủ yếu là chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là ngắn hạn, trong khi đó nhu cầu vốn vay hầu hết khách hàng của chi nhánh lại là trung và dài hạn. Mặt khác, việc huy động vốn tại vùng còn khó khăn do tập quán sinh hoạt ít tích lũy của người dân Nam bộ, hoặc do thói quen tích trữ vàng. Trong khi nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên tăng dần qua các năm, năm 2011 tiền gửi từ 24 tháng trở lên là 1.219 triệu đồng đến năm 2013 đạt 1.526 triệu đồng tuy có tăng nhưng con số tăng là không đáng kể, chỉ chiếm 0,04% trong tổng VHĐ. Điều này làm ngân hàng phải sử dụng nhiều đến vốn ngắn hạn để có thể đầu tư, kinh doanh cho các dự án trung và dài hạn, làm tăng rủi ro cho chi nhánh. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TPCT

Trong những năm vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh luôn là nguồn vốn chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VHĐ (năm 2013 là 86,4%). Đây là nguồn vốn ổn định và có chi phí tương đối thấp giúp chi nhánh có thể cạnh tranh tốt trên địa bàn, nhất là cạnh tranh về lãi suất đầu ra. Nguồn tiền gửi của dân cư tại chi nhánh là lớn nhất xong lại thường là những nguồn vốn huy động được dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm trong ngắn hạn nên tính bền vững của VHĐ chưa cao cũng như chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của đa số khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh nên tăng cường huy động cũng như cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

 Có chính sách thu hút khách hàng hiệu quả: tăng thêm tiện ích đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thẻ, thanh toán chuyển tiền, trả lương qua tài khoản, SMS Banking, dịch vụ Agripay,… Phát triển các dịch vụ mới: Internet Banking, Mobile Banking, bảo

75

hiểm nông nghiệp, tổ chức thu tiền điện nước, trả lương qua tài khoản,… đồng thời chủ động trong việc tiếp cận, giới thiệu, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng.

 Củng cố và phát triển tốt các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, các đơn vị có tiền gửi lớn: thực hiện tốt công tác chăm sóc các khách hàng này để duy trì nguồn vốn tiền gửi vững chắc. Để đạt được điều đó, ngân hàng nên có dịch vụ cho khách hàng lớn, quan trọng của mình. Ví dụ như những khách hàng muốn gửi từ 1 tỷ đồng thì ngân hàng có thể cử nhân viên đến tận nhà làm tất cả thủ tục giấy tờ và nhận tiền. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng có thể quy định: ngay cả Giám đốc chi nhánh cũng phải đến nhà của khách hàng đó để nhận tiền gửi. Và thường có 4 nhân viên đến nhà nhận tiền và hoàn thành thủ tục, gồm người kinh doanh, bảo vệ, kế toán, thủ quỹ. Nếu khách hàng vẫn không an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng như hình thức trên thì nhân viên ngân hàng nên khuyến khích người gửi tiền nên đến trụ sở của ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch, hội sở của ngân hàng. Ở đó có kiểm soát viên, có tất cả cán bộ nhân viên khác, không sợ có vấn đề lừa đảo, lúc gửi tiền xong nên nhắc nhở khách hàng phải kiểm tra biên nhận có đúng số tiền mình gửi trước khi rời khỏi ngân hàng.

 Mở rộng mạng lưới hoạt động: các chi nhánh, phòng giao dịch cần được xây dựng ở những nơi đông dân, điều kiện giao thông thuận tiện để khách hàng dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu giao dịch, phân bố đều trên địa bàn không nên tập trung quá nhiều ở một nơi này nhưng lại thưa thớt ở nơi khác nhằm thu hút một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân.

 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt:

- Để đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, có thời gian dài ngân hàng nên tiếp tục bám sát diễn biến lãi suất thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo khả năng cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh. Ví dụ đối với những khách hàng duy trì được số dư tiền gửi không kỳ hạn của họ theo quy định của NH về giá trị trong thời gian nhất định thì có thể ưu đãi cho họ hưởng lãi suất có kỳ hạn.

- Ngoài ra, cần thực hiện đa dạng về kỳ hạn, mục đích, hình thức của TGTK như TK gửi góp, TK có thưởng, TK tích lũy có mục đích (mua nhà, mua ôtô, dưỡng lão, học đường),…. cũng như đa dạng phương thức nhận lãi, rút tiền gốc. Ví dụ đối với những khách hàng gửi tiền có kỳ hạn với số dư đủ lớn theo quy định của NH trong thời hạn nhất định có thể chuyển họ trở thành khách hàng thân thiết được nhận ưu đãi cho những lần giao dịch trong tương lai với ngân hàng.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing: lựa chọn hình thức truyền thông thích hợp, tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm dịch vụ gắn với hoạt động an sinh xã hội nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu Agribank. Thực hiện tốt các chương trình khuyến mại, ưu đãi về

76

lãi suất, phí dịch vụ, có chương trình tặng thưởng cho khách hàng có tiền gửi lớn, thời gian dài, khách hàng cao tuổi và những khách hàng truyền thống… Chủ động làm việc với các đơn vị, tổ chức kinh tế lớn để thiết lập quan hệ giao dịch, ký kết thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

 Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền như: bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm lãi suất… Tuy nhiên, hiện nay đã có bảo hiểm tiền gửi, nhưng có vẻ hạn mức hơi thấp. Nếu ngân hàng có vấn đề nào đó, thì người gửi tiền không hoàn toàn nhận được số tiền mình đã gửi. Do đó, chi nhánh nên suy nghĩ về việc có nên nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên và sự tăng lên này nên có lộ trình. Vì hạn mức 50 triệu đồng đối với một khoản tiền gửi là nhỏ, mà người dân Việt Nam thu nhập hiện tại đã khá lên. Như ở Mỹ, mức bảo hiểm tiền gửi là 250 nghìn đô la, tương đương khoảng 8 lần thu nhập bình quân mỗi năm một người.

 Có chính sách chăm sóc khách hàng như: mỗi khi ngân hàng có sản phẩm hay dịch vụ mới hoặc các chương trình khuyến mãi thay vì để khách hàng tự tìm kiếm thông tin thì ngân hàng có thể nhắn tin cho khách hàng để giới thiệu về những sản phẩm mới này. Để tạo sự gần gũi, thân thiện với khách hàng, chi nhánh có thể cài đặt chương trình tự động gửi lời chúc đến khách hàng nhân dịp sinh nhật, lễ, tết,…. Bên cạnh đó, CBNV cũng nên kết thúc cuộc giao dịch trực tiếp hay thông qua điện thoại với khách hàng của mình bằng một câu cám ơn. Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể tổ chức hội nghị khách hàng nhằm tri ân khách hàng lớn lâu năm, uy tín của mình kèm theo đó là các chương trình tặng thưởng hấp dẫn. Chi nhánh cũng có thể thiết kế các phiếu hỏi để biết về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm truyền thống cũng như sản phẩm mới, từ đó lấy ý kiến đóng góp và hiểu hơn về nhu cầu, đáp ứng kịp thời kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm cũng như ngân hàng. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư thì nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế cũng được xem là nguồn vốn quan trọng do vốn huy động được thường tương đối lớn với chi phí thấp, hầu hết khách hàng là TCKT gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán cho các hoạt động mua bán, giao dịch. Sự gia tăng nguồn vốn này cũng phản ánh sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, trong 3 năm qua lượng vốn huy động được của tổ chức này tương đối thấp chỉ chiếm 9,6% năm 2013 và chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn làm cho nguồn vốn này không ổn định. Do vậy, thời gian tới chi nhánh cần chú trọng đưa ra các giải pháp để huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn này.

 Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về công nghệ dịch vụ ngân hàng là không có giới hạn, cũng là con đường nhanh nhất giúp ngân hàng chiến thắng các đối thủ của mình. Vì vậy, việc lựa chọn một công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng là hết sức quan trọng.

- Đầu tiên, phải nâng cao kiến thức về CNTT, tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách tin học chi nhánh về những lỗi thường gặp và hướng xử lý. Tiến

77

hành nâng cấp hệ thống và trang bị thêm thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình hoạt động.

- Ngân hàng cần phải phát triển hệ thống chữ ký điện tử, nhằm phục vụ khách hàng có nhu cầu rút tiền, tiền lãi của họ từ tài khoản tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm chỉ cần đối chiếu qua chữ ký điện tử của chính họ từ máy ATM, và tất cả những hoạt động đó ngân hàng có hệ thống theo dõi và hệ thống bảo an chặt chẽ.

 Tập trung phát triển các dịch vụ như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, tiếp tục khai thác tăng số lượng phát hành thẻ.... Phát triển hệ thống máy POS thanh toán ở mức độ hợp lý để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện tốt việc trả lương qua tài khoản, triển khai mạnh các biện pháp tăng cường an ninh cho các điểm giao dịch ATM cũng như đa dạng chức năng của máy ATM hơn ngoài việc rút tiền và gửi tiền. Rà soát, đánh giá các SPDV chi nhánh đang cung cấp với khách hàng; cải tiến, nâng cao chất lượng SPDV hiện có, đề xuất bổ sung các SPDV phù hợp với thực tế yêu cầu thị trường.

 Phát triển sản phẩm tiện ích tiếp tục là định hướng chiến lược lâu dài, thu dịch vụ phải từng bước được nâng cao nhất là ở các địa bàn đô thị, phát huy lợi thế về mạng lưới, hướng khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm tiện ích. Khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ SMS Banking, VNTopUp, Bill payment... thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua ngân hàng, thu hộ học phí các trường đại học nhằm thu hút nguồn vốn rẻ.

Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể tăng nguồn vốn huy động của mình thông qua:

 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: để chi nhánh hoạt động hiệu quả thì việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ, năng lực cao, có phẩm chất đạo đức tốt là rất quan trọng. Tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời cập nhật thêm các kiến thức mới, những sản phẩm và công nghệ của ngân hàng hiện đại. Việc đào tạo này cần được tập trung theo những chuyên ngành nhất định, đào tạo một cách toàn diện, tránh đào tạo tràn lan. CBVC cần có hiểu biết về xã hội, có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh những công nghệ mới, kiến thức mới.

 Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích cả về vật chất và tinh thần, phát động phong trào thi đua cán bộ giỏi nhằm kích thích các hoạt động tích cực trong công tác huy động vốn. Đồng thời phải có chế độ kỷ luật và phê bình thích đáng đối với những cán bộ làm sai nguyên tắc ngân hàng, những cán bộ tha hoá biến chất gây tổn thất cho ngân hàng.

 Sự tham gia của cơ quan nhà nước cũng tạo sự an tâm cho khách hàng thông qua việc tăng cường giám sát ngân hàng, hiện nay cơ quan thanh tra vẫn còn nặng tính tuân thủ, không phải giám sát mức độ rủi ro, có nghĩa, các thanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)