PHÂN TÍCH CƠ CẦU NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 47)

ĐẦU NĂM 2014

Ngân hàng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải có vốn. Vốn điều lệ là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập thì sau khi đi vào hoạt động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu tư, cho vay nên sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập của ngân hàng. Một ngân hàng có lượng vốn huy động lớn thì ngân hàng đó có thế mạnh trong kinh doanh. Trong hoạt động của ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Do đó, để thực hiện các hoạt động của mình thì ngân hàng cần có các giải pháp thu hút một cách hiệu quả yếu tố đầu vào quan trọng này.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của NHNN&PTNT chi nhánh TP Cần Thơ qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 2.149.275 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74 Vốn điều chuyển 2.028.977 2.300.511 2.368.159 271.534 13,38 67.648 2,94 Tổng nguồn vốn 4.178.252 5.214.240 6.061.100 1.035.988 24,79 846.860 16,24

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT năm 2011-2013)

4.1.1 Nguồn vốn của NHNN&PTNT-TPCT qua 3 năm

Dựa vào bảng 4.1 Nguồn vốn của NHNN&PTNT-TPCT qua 3 năm 2011- 2013, ta có nhận xét:

 Vốn huy động

Thực tế cho thấy vốn huy động của AgriBank luôn tăng đều trong 3 năm qua, năm 2012 vốn huy động đạt 2913,7 tỷ đồng tăng 764,4 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 35,57%. Năm 2013 vốn huy động đạt 3692,9 tỷ đồng, tăng 779,2 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 26,74%. Trong đó, ta có thể thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn cũng tăng theo thời gian từ 51,44% năm 2011 lên 60,93% năm 2013. Điều này cho thấy

48

tình hình huy động vốn của chi nhánh có hiệu quả hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội Sở như những năm trước, góp phần làm giảm chi phí lãi nhận vốn từ đó làm tăng lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2012 theo nhận định của lãnh đạo ngân hàng, huy động vốn tại ngân hàng đều tăng từ mạnh đến rất mạnh. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Bên cạnh đó, những biến động của thị trường vàng năm 2012 đã ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền, gây ra tâm lý bất an cho người gửi tiền tại ngân hàng. Mặt khác, tình trạng “đô la hóa” thị trường tiền tệ cũng khiến cho những người gửi tiền VN lo ngại chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng ngoài quốc doanh. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước và đang hoạt động tốt hơn, hầu hết các chỉ số tài chính đều đạt và vượt quy định. Hệ số an toàn vốn trước 2011 dưới 7%, hai năm gần đây đều lên trên 9%. Tỷ lệ an toàn chi trả theo quy định là 15%, NH đã đạt 16%. Tỷ lệ nợ xấu trước đây trên 6%, nay còn 5,6% và nếu cân đối số vốn đã trích dự phòng rủi ro để trả thì tỷ lệ nợ xấu còn thấp hơn nữa, dự kiến đến năm 2014 sẽ dưới 3%, vượt yêu cầu của Thống đốc, do đó đã tạo tâm lý tin tưởng vào sự an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng này.

 Vốn điều chuyển

Từ bảng số liệu cho thấy vốn điều chuyển của AgriBank tăng nhẹ trong 3 năm qua, năm 2012 vốn điều chuyển đạt 2300,5 tỷ đồng tăng 271,5 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 13,38%. Năm 2013 vốn điều chuyển đạt 2368,2 tỷ đồng, tăng 67,6 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 2,94%. Trong đó, ta có thể thấy tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn đã giảm nhưng vẫn còn tương đối cao so với tổng nguồn vốn từ 48,6% năm 2011 xuống còn 39,1% năm 2013. Điều này cho thấy chi nhánh tuy đã thực hiện tốt công tác huy động vốn nhưng vẫn còn sử dụng nhiều vốn điều chuyển trong hoạt động kinh doanh của mình. Cơ cấu vốn ngân hàng dần có sự thay đổi theo hướng vốn huy động tăng dần về số tuyệt đối và tỷ trọng, ngược lại tỷ trọng vốn điều chuyển thì giảm dần đây là dấu hiệu tốt.

Lí do là vì phần lớn khách hàng của chi nhánh đều là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, buôn bán, xuất nhập khẩu,…nên họ thường vay vốn với số tiền lớn để đầu tư và mở rộng hoạt động. Do vậy, chi nhánh thường thiếu vốn cho vay, buộc phải đi vay thêm của Hội sở để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín dụng của mình. Do đó, những biến động của nguồn vốn này có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Ngân hàng cần giảm hơn nữa vốn điều chuyển cả về tỷ trọng lẫn giá trị vì sử dụng nguồn vốn điều chuyển tuy có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, nhưng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Nếu làm được điều này thì khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không ngừng được nâng cao và giảm thiểu được

49

chi phí khi phải sử dụng vốn điều chuyển góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển qua 3 năm tương đối dồi dào như vậy chi nhánh sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng giúp chi nhánh đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả. Chi nhánh cũng có đủ khả năng để mở rộng phạm vi và khối lượng cho vay không chỉ giới hạn ở một khu vực nhất định trong TP. Với năng lực tài chính vững mạnh, ngân hàng sẽ chủ động huy động vốn với lãi suất thấp nhất và cho vay với lãi suất cao nhất có thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo thu hút khách hàng về mình.

4.1.2 Nguồn vốn của NHNN&PTNT-TPCT qua 6 tháng đầu năm Giai đoạn 6 tháng đầu năm luôn là giai đoạn rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động của Ngân hàng. Đây chính là thời gian để Ngân hàng thực hiện những nghiệp vụ còn tồn đọng của năm trước đó, đồng thời thực hiện tốt những chỉ tiêu kế hoạch trong năm.

Bảng 4.2: Nguồn vốn của NHNN&PTNT chi nhánh TPCT 6 tháng đầu năm 2012-2014

ĐVT: triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 2.497.915 3.287.497 4.030.587 789.582 31,61 743.090 22,60 Vốn điều chuyển 2.101.792 2.331.597 2.452.652 229.805 10,93 121.055 5,19 Tổng nguồn vốn 4.599.707 5.619.094 6.483.239 1.019.387 22,16 864.145 15,38

(Nguồn: Phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT 6 tháng 2012-2014)

Qua bảng 4.2 về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm tăng đều trong những năm qua. Cuối tháng 6 năm 2013, tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 5619,1 tỷ đồng, tăng 22,16% tương đương tăng 1019,4 tỷ đồng so với cùng thời điểm này năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm nay-năm 2014 tổng nguồn vốn của ngân hàng đã đạt 6483,2 tỷ đồng, tăng 864,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013 tương đương tăng 15,38%. Trong đó:

 Vốn huy động

Từ bảng số liệu cho ta biết vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012-2013 chiếm hơn 85% trong tổng vốn huy động cả năm. Do ngân hàng thay đổi lãi

50

suất huy động giảm dần theo lãi suất trên thị trường, lãi suất đầu năm thường cao hơn những tháng cuối năm, và do tâm lý dữ trự tiền mặt để đón tết Nguyên Đán của người dân nên hiệu quả huy động vốn không cao. Bên cạnh đó, vốn huy động vẫn tăng đều và ở mức cao, đây là một dấu hiệu tích cực của ngân hàng khi vẫn đạt được mức tăng cao và ổn định mặc dù có nhiều biến động trên thị trường cũng như thay đổi trong chính sách lãi suất đến từ NHNN những tháng đầu năm nay. Điều này cũng làm cho tỷ trọng của vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ngân hàng dần được cải thiện.

 Vốn điều chuyển

Do nhu cầu vốn vẫn là khá lớn mà lượng vốn huy động vẫn chưa thể đáp ứng nên sự điều chuyển vốn từ Hội sở chính cũng tăng trong giai đoạn này. Cuối tháng 6 năm 2013, vốn điều chuyển đạt 2331,6 tỷđồng, tăng 10,93% so với cùng thời điểm năm 2012. Đến cuối tháng 6 năm 2014, tăng thêm 121,055 tỷ đồng tương ứng mức tăng 5,19%. Tuy tăng liên tục trong giai đoạn này nhưng tốc độ tăng của vốn điều chuyển có xu hướng chậm lại, phần lớn là do công tác huy động vốn của Ngân hàng có những bước tiến khá nhanh. Ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác về vốn, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ Hội sở cũng như chi phí điều chuyển vốn.

Sự tăng nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm tạo tiên đề cho hoạt động của ngân hàng ở những tháng tiếp theo do nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp thường tăng cao vào cuối năm để dữ trự hàng cho các dịp lễ, Tết. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động mạnh đầu năm giúp ngân hàng nhanh chóng đạt chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra theo kế hoạch, từ đó lập giải pháp cho đầu ra để tìm kiếm lợi nhuận cuối năm cũng như tiến hành quản lý chi phí và cân đối lại nguồn vốn.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT TPCT QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐN 2014 NHNo&PTNT TPCT QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐN 2014

4.2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu về nguồn vốn khác nhau. Hiểu được vấn đề này, ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động cho các đối tượng khách hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Bất kỳ biến động nào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, tăng cường huy động vốn từ khách hàng không chỉ đánh giá hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển của ngân hàng trên thị trường.

51

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh TP Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % TG của dân cư 1.890.852 2.525.215 3.189.409 634.363 33,55 664.194 26,30 TG của TCKT 194.088 240.729 353.781 46.641 24,03 113.052 46,96 TG của TCTD 64.335 147.784 149.750 83.449 129,71 1.966 1,33 Tổng VHĐ 2.149.275 2.913.728 3.692.940 764.453 35,57 779.212 26,74

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT năm 2011-2013)

Từ bảng số liệu 4.3 về vốn huy động theo đối tượng khách hàng của AgriBank ta có nhận xét: Tiền gửi của các đối tượng khách hàng luôn tăng liên tục trong 3 năm qua. Trong đó, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tỷ trọng tiền gửi của dân cư trong tổng nguồn vốn huy động chiếm phần lớn khoảng từ 88% năm 2011 giảm nhẹ còn 86,4% năm 2013. Trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm khoảng 8-9%, tiền gửi của tổ chức tín dụng chỉ chiếm phần nhỏ từ 3-5% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn từ dân cư của chi nhánh có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với những khoảng tiền gửi từ đối tượng khác, và đây cũng là nguồn tạo ra doanh thu chủ yếu trong hoạt động của chi nhánh. Năm 2012 tiền gửi của dân cư đạt 2525,2 tỷ đồng tăng 634,4 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 33,55%. Năm 2013 tiền gửi của dân cư đạt 3189,4 tỷ đồng, tăng 664,2 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 26,30%.

Nguyên nhân tiền gửi từ dân cư tăng cao là do nó tương đối nhạy cảm với biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu của người dân và nhiều nhân tố khác, có thể nói lãi suất có ảnh hưởng lớn đến quyết định gửi tiền của dân cư. Bên cạnh đó, chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với tình hình kinh tế khu vực cũng như thích hợp với từng thời kỳ trong năm để thu hút triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư nhằm nâng cao tổng VHĐ của mình như:

* Năm 2011 có chương trình tiết kiệm dự thưởng phát hành 3 đợt đạt 265 tỷ VNĐ/kế hoạch (KH) 280 tỷ, đạt 94,6% KH và 107 ngàn USD đạt 21,4% kế hoạch giao.

* Năm 2012 chi nhánh đã triển khai các sản phẩm mới như:

+ Đợt huy động TKDT 24 năm thành lập Agribank: 139 tỷ VND/ KH 120 tỷ, đạt 115,8%/KH và 113 ngàn USD/KH 500 ngàn, đạt 22,6% /KH.

+ Đợt huy động TKDT Mừng quốc khánh 2/9 đạt 158 tỷ VND và 120 ngàn USD.

52

Xét khoản mục VHĐ từ các TCKT, đây chủ yếu là tiền gửi giao dịch để thuận tiện hơn trong việc thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình làm ăn buôn bán. Nguồn tiền này ít chịu ảnh hưởng của lãi suất, chủ yếu là quan tâm vào các dịch vụ và công nghệ ngân hàng. Trong 3 năm qua lượng tiền gửi của đối tượng này đã tăng đáng kể năm 2012 tăng 46,6 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 con số này là 113,1 tỷ đồng, tăng gấp hai lần năm trước. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm tăng là do hiện tượng thừa vốn tạm thời tại các doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp được bảo lãnh trả chậm, chưa đến kỳ hạn thanh toán, nên họ tạm thời chuyển vốn vào ngân hàng và đó cũng là cách kinh doanh an toàn. Bên cạnh đó, chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ,…một phần nữa là do những năm gần đây nền kinh tế của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân ra đời và hoạt động có hiệu quả, các tổ chức kinh tế trên địa bàn và các vùng lân cận dần lấy lại thế ổn định, việc trao đổi hàng hóa, sản xuất kinh doanh đã dần lấy lại nhịp vì thế mà nhu cầu thanh toán qua ngân hàng đã tăng trở lại.

Trong khi tiền gửi từ các tổ chức tín dụng lại tăng nhẹ từ 129,7% năm 2012 tương đương 83,4 tỷ đồng, chỉ còn tăng 1,33% tương đương 2 tỷ đồng năm 2013. Là do năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay. Các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, hàng hóa còn tồn đọng nhiều nên nhu cầu vay tín dụng không cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động đang giảm theo thời gian nên các TCTD tìm kiếm một kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn.

Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012-2014

ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Số tiền % Số tiền % TG của dân cư 2.140.967 2.763.627 3.349.147 622.660 29,08 585.520 21,19 TG của TCKT 217.637 282.805 471.103 65.168 29,94 188.298 66,58

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)