Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu về nguồn vốn khác nhau. Hiểu được vấn đề này, ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động cho các đối tượng khách hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Bất kỳ biến động nào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, tăng cường huy động vốn từ khách hàng không chỉ đánh giá hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển của ngân hàng trên thị trường.
51
Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh TP Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % TG của dân cư 1.890.852 2.525.215 3.189.409 634.363 33,55 664.194 26,30 TG của TCKT 194.088 240.729 353.781 46.641 24,03 113.052 46,96 TG của TCTD 64.335 147.784 149.750 83.449 129,71 1.966 1,33 Tổng VHĐ 2.149.275 2.913.728 3.692.940 764.453 35,57 779.212 26,74
(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT năm 2011-2013)
Từ bảng số liệu 4.3 về vốn huy động theo đối tượng khách hàng của AgriBank ta có nhận xét: Tiền gửi của các đối tượng khách hàng luôn tăng liên tục trong 3 năm qua. Trong đó, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tỷ trọng tiền gửi của dân cư trong tổng nguồn vốn huy động chiếm phần lớn khoảng từ 88% năm 2011 giảm nhẹ còn 86,4% năm 2013. Trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm khoảng 8-9%, tiền gửi của tổ chức tín dụng chỉ chiếm phần nhỏ từ 3-5% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn từ dân cư của chi nhánh có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với những khoảng tiền gửi từ đối tượng khác, và đây cũng là nguồn tạo ra doanh thu chủ yếu trong hoạt động của chi nhánh. Năm 2012 tiền gửi của dân cư đạt 2525,2 tỷ đồng tăng 634,4 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 33,55%. Năm 2013 tiền gửi của dân cư đạt 3189,4 tỷ đồng, tăng 664,2 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 26,30%.
Nguyên nhân tiền gửi từ dân cư tăng cao là do nó tương đối nhạy cảm với biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu của người dân và nhiều nhân tố khác, có thể nói lãi suất có ảnh hưởng lớn đến quyết định gửi tiền của dân cư. Bên cạnh đó, chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với tình hình kinh tế khu vực cũng như thích hợp với từng thời kỳ trong năm để thu hút triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư nhằm nâng cao tổng VHĐ của mình như:
* Năm 2011 có chương trình tiết kiệm dự thưởng phát hành 3 đợt đạt 265 tỷ VNĐ/kế hoạch (KH) 280 tỷ, đạt 94,6% KH và 107 ngàn USD đạt 21,4% kế hoạch giao.
* Năm 2012 chi nhánh đã triển khai các sản phẩm mới như:
+ Đợt huy động TKDT 24 năm thành lập Agribank: 139 tỷ VND/ KH 120 tỷ, đạt 115,8%/KH và 113 ngàn USD/KH 500 ngàn, đạt 22,6% /KH.
+ Đợt huy động TKDT Mừng quốc khánh 2/9 đạt 158 tỷ VND và 120 ngàn USD.
52
Xét khoản mục VHĐ từ các TCKT, đây chủ yếu là tiền gửi giao dịch để thuận tiện hơn trong việc thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình làm ăn buôn bán. Nguồn tiền này ít chịu ảnh hưởng của lãi suất, chủ yếu là quan tâm vào các dịch vụ và công nghệ ngân hàng. Trong 3 năm qua lượng tiền gửi của đối tượng này đã tăng đáng kể năm 2012 tăng 46,6 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 con số này là 113,1 tỷ đồng, tăng gấp hai lần năm trước. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm tăng là do hiện tượng thừa vốn tạm thời tại các doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp được bảo lãnh trả chậm, chưa đến kỳ hạn thanh toán, nên họ tạm thời chuyển vốn vào ngân hàng và đó cũng là cách kinh doanh an toàn. Bên cạnh đó, chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ,…một phần nữa là do những năm gần đây nền kinh tế của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân ra đời và hoạt động có hiệu quả, các tổ chức kinh tế trên địa bàn và các vùng lân cận dần lấy lại thế ổn định, việc trao đổi hàng hóa, sản xuất kinh doanh đã dần lấy lại nhịp vì thế mà nhu cầu thanh toán qua ngân hàng đã tăng trở lại.
Trong khi tiền gửi từ các tổ chức tín dụng lại tăng nhẹ từ 129,7% năm 2012 tương đương 83,4 tỷ đồng, chỉ còn tăng 1,33% tương đương 2 tỷ đồng năm 2013. Là do năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay. Các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, hàng hóa còn tồn đọng nhiều nên nhu cầu vay tín dụng không cao, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động đang giảm theo thời gian nên các TCTD tìm kiếm một kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn.
Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012-2014
ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số tiền % Số tiền % TG của dân cư 2.140.967 2.763.627 3.349.147 622.660 29,08 585.520 21,19 TG của TCKT 217.637 282.805 471.103 65.168 29,94 188.298 66,58 TG của TCTD 139.310 241.063 210.336 101.753 73,04 (30.727) (12,75) Tổng VHĐ 2.497.914 3.287.495 4.030.586 789.581 31,61 743.091 22,60
(Nguồn: Phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT 6 tháng 2012-2014)
Tuy phải chịu ảnh hưởng nhiều từ các biến động của nền kinh tế vĩ mô cũng như tình hình kinh tế địa phương nhưng nhìn chung thì trong giai đoạn 6T ĐN 2012 đến 6T ĐN 2014 AgriBank – CT có sự ổn định về cơ cấu cùng
53
với sự tăng lên về qui mô của các khoản mục trong tổng VHĐ. Tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và số dư TG 6T ĐN đã chiếm trên khoảng 80% so với tổng vốn huy động từ dân cư trong cả năm. Tiếp đến là TG của tổ chức kinh tế với hơn 79-90% trong tổng vốn cả năm và chiếm phần nhỏ đáng kể trong tỷ trọng VHĐ là TG của TCTD. Tuy nhiên trong 6T ĐN 2014 khoản mục TG của TCTD có phần giảm nhẹ với hơn 30,7 tỷ đồng, tức giảm 12,75%. Có tình trạng trên là do trong giai đoạn cạnh tranh lãi suất và dư thừa vốn như hiện nay hầu hết các TCTD đều chọn cho mình một kênh có khả năng sinh lợi nhiều nhất, chủ yếu là các ngân hàng thương mại thay vì ngân hàng quốc doanh.
Nhờ có sự tăng trưởng về nguồn vốn theo đối tượng khách hàng mà trong những năm qua chi nhánh đã có sự cân đối hợp lý giữa nguồn vốn và cho vay. Chi nhánh đã gia tăng huy động vốn từ những khách hàng cá nhân bằng cách đa dạng hình thức huy động về kỳ hạn cũng như quy mô. Các hình thức này gắn với các mức lãi suất cũng như phương thức trả lãi khác nhau tạo sự hấp dẫn cho khách hàng là dân cư cũng như các thành phần kinh tế khác gửi tiền vào ngân hàng với số lượng lớn và thời gian dài. Từ đó ta thấy NH đã tập trung thực hiện có hiệu quả hoạt động huy động vốn trong việc thu hút khách hàng cá nhân đồng thời cũng không bỏ qua các đối tượng khác góp phần giúp cho NH có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư sinh lời hiệu quả.