Phân tích lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 69)

ra của ngân hàng

Khi phân tích thu nhập thì nhà phân tích luôn chú ý đến lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng, còn khi phân tích chi phí thì yếu tố lãi suất bình quân đầu vào cũng được các nhà phân tích chú tâm đến vì nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.15: Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng NN&PTNT-TPCT năm 2011- 6T ĐN 2014

Đv: triệu đồng

Năm 6 tháng đầu năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 2013 2014 Tổng thu nhập lãi 817.677 848.215 761.571 439.012 391.388 353.885 Tổng tài sản sinh lời 4.038.264 5.041.227 5.870.099 4.433.976 5.454.763 6.256.475 LSBQ đầu ra (%) 20,25 16,83 12,97 9,90 7,18 5,66 Tổng chi phí trả lãi 648.094 651.120 579.029 364.099 295.503 279.137 Tổng vốn chịu lãi 4.269.727 5.304.006 6.178.883 4.601.896 5.621.283 6.485.428 LSBQ đầu vào (%) 15,18 12,28 9,37 7,91 5,26 4,30

70

Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng giảm đều qua các năm. Lãi suất huy động vốn bình quân năm 2013 ở ngân hàng giảm mạnh so với năm 2011, vì vậy lãi suất bình quân đầu vào cũng giảm theo, năm 2011 lãi suất bình quân đầu vào là 15,18% có nghĩa là để có 1 đồng vốn hoạt động thì ngân hàng phải bỏ ra 0.1518 đồng. Lãi suất bình quân đầu vào giảm kéo theo lãi suất bình quân đầu ra cũng giảm, vì lãi suất đầu vào là yếu tố quyết định trong việc hoạch định lãi suất đầu ra. Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng tương đối cao, dao động xung quanh khoảng 3-5%.

Nguyên nhân chủ yếu là do sức ép xử lý nợ xấu của ngân hàng. Các khoản nợ xấu chưa được giải quyết tận gốc nên hàng năm ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng cho đến khi xử lý được nợ xấu. Như vậy, ngân hàng đang dùng lợi nhuận tương lai để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu tồn đọng, nên chi phí vốn sẽ tăng cao. Do đó, họ phải duy trì chênh lệch lợi nhuận lớn (giữa lãi suất huy động và cho vay) để bù đắp cho khoản dự phòng này.

Một lý do khác có thể xem xét đến là trong bối cảnh kinh tế phục hồi khá chậm và lợi nhuận của doanh nghiệp còn khá thấp, ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, lãi suất cho vay có thể xem là giá cả của tiền tệ thì khi rủi ro còn lớn buộc ngân hàng cũng phải đưa ra mức giá cao hơn so với thời điểm kinh doanh an toàn.

Tuy nhiên, bước sang 6 tháng đầu năm 2012- 2014 mức chênh lệch này chỉ còn 1-2% là do Thủ tướng ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải thu hẹp khoảng cách lãi suất huy động - cho vay về mức hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của ngân hàng đã giảm.

4.4.3 Phân tích các rủi ro có liên quan đến hoạt động huy động vốn  Rủi ro thanh khoản

Là rủi ro do ngân hàng thiếu nguồn ngân quỹ đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Chỉ số đo lường khả năng thanh khoản càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của ngân hàng càng tốt. Qua bảng số liệu cho thấy, những năm vừa qua ngân hàng đã duy trì mức độ thanh khoản chưa được tốt, chưa đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và đặc biệt năm 2012 chỉ số thanh khoản của ngân hàng chỉ còn 1,80% giảm mạnh so với năm 2011 là 2,73%. Tuy nhiên chỉ số thanh khoản của ngân hàng đã bắt đầu tăng trở lại đạt 2,63% năm 2013. Tuy có biến động qua các năm nhưng nhìn chung chỉ số này tiếp tục có xu hướng giảm khi mà chỉ số thanh khoản của 6 tháng đầu năm 2014 là 2,51%. Nguyên nhân là cơ cấu đầu tư không hợp lý, chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, có sự mất cân đối về kỳ hạn do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra rủi ro thanh khoản cao đối với chi nhánh. Bên cạnh đó, sáng ngày 2/11/2013, tại Khu công nghiệp Thốt Nốt, Agribank Chi nhánh

71

TPCT đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Phòng Giao dịch Khu Công nghiệp Thốt Nốt để khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch với ngân hàng và nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Ngoài ra, nguyên nhân còn xuất phát từ phía khách hàng, trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng. Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu đánh giá các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT-TPCT năm 2011-6T ĐN 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

năm 6 tháng đầu năm

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2012 2013 2014 1. tiền mặt tại quỹ 46.326 37.378 80.369 48.786 60.797 82.021 2. tiền gửi tại NH

nhà nước 12.403 14.967 16.756 14.153 13.438 19.050 3. vay NHNN 0 0 0 0 0 0 4. tổng VHĐ 2.149.275 2.913.729 3.692.941 2.497.915 3.287.497 4.030.587 5. cho vay NH 3.065.630 3.620.229 4.138.827 3.312.749 3.853.966 4.467.238 6. tiền gửi NH 1.775.600 1.909.473 1.906.153 1.938.841 1.221.639 2.171.981 7. TG TT 256.232 386.323 501.341 354.756 521.678 679.248 8. tài sản thanh khoản (1+2) 58.729 52.345 97.125 62.939 74.235 101.071 9. Rủi ro thanh khoản (8-3)/4 (%) 2,73 1,80 2,63 2,52 2,26 2,51 10. tài sản nhạy cảm với lãi suất (2+5)

3.078.033 3.635.196 4.155.583 3.326.902 3.867.404 4.486.288

11. nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (3+6+7) 2.031.832 2.295.796 2.407.494 2.293.597 1.743.317 2.851.229 12. rủi ro nhạy cảm lãi suất (10/11) 1,51 1,58 1,73 1,45 2,22 1,57

(nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNo&PTNT-TPCT năm 2011-6T ĐN 2014)

 Rủi ro lãi suất

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số đo lường rủi ro lãi suất lớn hơn 1, nếu lãi suất tăng thì thu nhập từ lãi sẽ tăng nhanh hơn chi phí lãi nên rủi ro sẽ không xảy ra, nhưng rủi ro sẽ xảy ra nếu lãi suất giảm thì lúc này thu nhập từ lãi sẽ giảm nhanh hơn chi phí lãi. Nhìn chung thì hệ số rủi ro lãi suất của ngân hàng

72

đang tăng dần qua các năm từ 2011-2013, năm 2011 hệ số này là 1,51 đến năm 2013 hệ số nhạy cảm lãi suất là 1,73. Tùy theo sự nhạy cảm với lãi suất giữa sử dụng vốn và nguồn vốn mà ngân hàng có thể gặp rủi ro khi có sự biến động của lãi suất. 6 tháng đầu năm 2014 hệ số nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là 1,57 với tình hình lãi suất có xu hướng giảm dần như hiện nay thì rủi ro lãi suất của ngân hàng là khá cao, vì lúc này thu nhập của ngân hàng có xu hướng giảm nhanh hơn chi phí. Vì vậy, ngân hàng cần duy trì những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất ở mức thấp nhất. Hạn chế rủi ro cũng là hạn chế cơ hội sinh lời, từ đó ta thấy ngân hàng chấp nhận rủi ro lãi suất nhưng vẫn kiểm soát và điều tiết được rủi ro bằng những biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận.

73 CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TPCT

5.1.1 Những kết quả đạt được

Tính đến 31/12/2013, Agribank Cần Thơ đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ về huy động vốn,với phương châm đi vay để cho vay, tiến tới tự lực về nguồn vốn cho vay, bằng nhiều biện pháp và hình thức huy động phong phú, linh hoạt công tác huy động bước đầu đã khởi sắc. Tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2011 tổng vốn huy động là 2.149 tỷ đồng, năm 2012 tăng thêm 764 tỷ đồng đạt 2.914 tỷ đồng so với năm 2011 và năm 2013 tổng vốn huy động đạt 3.693 tỷ đồng tăng thêm 779 tỷ đồng so với năm trước.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục qua các năm tạo ra nguồn vốn ổn định, hoàn thành kế hoạch được giao. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm là 1.828 tỷ đồng (chiếm 85,05 %/tổng VHĐ), năm 2012 tăng thêm 528 tỷ đồng (chiếm 80,85%/tổng VHĐ) và năm 2013 TGTK đạt 3.006 tỷ đồng (chiếm 81,4%/tổng VHĐ).

Tổng nguồn vốn huy động phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, thông qua chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (tổng dư nợ/tổng VHĐ) ngày càng giảm và càng tiến gần về 1, có nghĩa là tỷ lệ vốn huy động tham gia vào hoạt động tín dụng ngày càng nhiều. Cụ thể năm 2011 trong 1,88 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động và đến năm 2013 thì 1,59 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

Bên cạnh việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn dựa trên sự đa dạng hóa sản phẩm và nền tảng lãi suất, thì Agribank chi nhánh TPCT cũng không ngừng xây dựng, quảng bá thương hiệu của mình trong các hoạt động cộng đồng nhằm dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng trong tương lai. Cụ thể là tháng 12/2011, chi nhánh đã tổ chức đến thăm và bàn giao hai phòng học mới trị giá 450 triệu đồng cho trường mẫu giáo Trung Hưng 1, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ. Bên cạnh đó, ngày 18/12/2013 Agribank Cần Thơ trao 200 suất học bổng cho Trường ĐHCT năm học 2013-2014 (mỗi suất 2 triệu đồng) cho các tân sinh viên khóa 39 có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt. Bên cạnh việc trao học bổng, Agribank-CT cũng đồng hành với nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.

74 5.1.2 Những hạn chế

Chi nhánh Agribank đã triển khai hầu hết các sản phẩm huy động vốn. Tuy nhiên, do nhu cầu và thị hiếu của người dân tại địa phương quen và thích sử dụng các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm dự thưởng nên các sản phẩm huy động mới (đầu tư tự động, tiết kiệm học đường,…) có phát sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Các sản phẩm huy động như kỳ phiếu, trái phiếu,… chưa thu hút được số lượng khách hàng lớn dẫn đến huy động tại chỗ của chi nhánh chưa đáp ứng được 100% kế hoạch cũng như nhu cầu vay vốn.

Nguồn vốn tự huy động tại địa phương mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu vốn. Hàng năm, Agribank ưu tiên điều tiết nguồn vốn từ Trụ sở chính để chi nhánh trong khu vực đáp ứng nhu cầu cho vay. Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ tiện ích hiện đại như: Internet Banking, ATM, ngân hàng qua điện thoại di động (SMS banking),… trên nền tảng công nghệ thông tin tại khu vực vẫn gặp nhiều khó khăn vì phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và người dân chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin. Thói quen giao dịch vẫn chủ yếu là chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là ngắn hạn, trong khi đó nhu cầu vốn vay hầu hết khách hàng của chi nhánh lại là trung và dài hạn. Mặt khác, việc huy động vốn tại vùng còn khó khăn do tập quán sinh hoạt ít tích lũy của người dân Nam bộ, hoặc do thói quen tích trữ vàng. Trong khi nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên tăng dần qua các năm, năm 2011 tiền gửi từ 24 tháng trở lên là 1.219 triệu đồng đến năm 2013 đạt 1.526 triệu đồng tuy có tăng nhưng con số tăng là không đáng kể, chỉ chiếm 0,04% trong tổng VHĐ. Điều này làm ngân hàng phải sử dụng nhiều đến vốn ngắn hạn để có thể đầu tư, kinh doanh cho các dự án trung và dài hạn, làm tăng rủi ro cho chi nhánh. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TPCT

Trong những năm vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh luôn là nguồn vốn chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VHĐ (năm 2013 là 86,4%). Đây là nguồn vốn ổn định và có chi phí tương đối thấp giúp chi nhánh có thể cạnh tranh tốt trên địa bàn, nhất là cạnh tranh về lãi suất đầu ra. Nguồn tiền gửi của dân cư tại chi nhánh là lớn nhất xong lại thường là những nguồn vốn huy động được dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm trong ngắn hạn nên tính bền vững của VHĐ chưa cao cũng như chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của đa số khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh nên tăng cường huy động cũng như cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

 Có chính sách thu hút khách hàng hiệu quả: tăng thêm tiện ích đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thẻ, thanh toán chuyển tiền, trả lương qua tài khoản, SMS Banking, dịch vụ Agripay,… Phát triển các dịch vụ mới: Internet Banking, Mobile Banking, bảo

75

hiểm nông nghiệp, tổ chức thu tiền điện nước, trả lương qua tài khoản,… đồng thời chủ động trong việc tiếp cận, giới thiệu, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng.

 Củng cố và phát triển tốt các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, các đơn vị có tiền gửi lớn: thực hiện tốt công tác chăm sóc các khách hàng này để duy trì nguồn vốn tiền gửi vững chắc. Để đạt được điều đó, ngân hàng nên có dịch vụ cho khách hàng lớn, quan trọng của mình. Ví dụ như những khách hàng muốn gửi từ 1 tỷ đồng thì ngân hàng có thể cử nhân viên đến tận nhà làm tất cả thủ tục giấy tờ và nhận tiền. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng có thể quy định: ngay cả Giám đốc chi nhánh cũng phải đến nhà của khách hàng đó để nhận tiền gửi. Và thường có 4 nhân viên đến nhà nhận tiền và hoàn thành thủ tục, gồm người kinh doanh, bảo vệ, kế toán, thủ quỹ. Nếu khách hàng vẫn không an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng như hình thức trên thì nhân viên ngân hàng nên khuyến khích người gửi tiền nên đến trụ sở của ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch, hội sở của ngân hàng. Ở đó có kiểm soát viên, có tất cả cán bộ nhân viên khác, không sợ có vấn đề lừa đảo, lúc gửi tiền xong nên nhắc nhở khách hàng phải kiểm tra biên nhận có đúng số tiền mình gửi trước khi rời khỏi ngân hàng.

 Mở rộng mạng lưới hoạt động: các chi nhánh, phòng giao dịch cần được xây dựng ở những nơi đông dân, điều kiện giao thông thuận tiện để khách hàng dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu giao dịch, phân bố đều trên địa bàn không nên tập trung quá nhiều ở một nơi này nhưng lại thưa thớt ở nơi khác nhằm thu hút một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân.

 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt:

- Để đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, có thời gian dài ngân hàng nên tiếp tục bám sát diễn biến lãi suất thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo khả năng cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh. Ví dụ đối với những khách hàng duy trì được số dư tiền gửi không kỳ hạn của họ theo quy định của NH về giá trị trong thời gian nhất định thì có thể ưu đãi cho họ hưởng lãi suất có kỳ hạn.

- Ngoài ra, cần thực hiện đa dạng về kỳ hạn, mục đích, hình thức của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)