Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được có nhiều hình thức khác nhau tùy vào mục đích mà khách hàng đầu tư cùng với định hướng phát triển nguồn vốn của ngân hàng. Tại NHNo& PTNT-TPCT, có ba loại sản phẩm huy động nhằm đáp ứng cho nhu cầu và định hướng của ngân hàng là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá. Ba loại sản phẩm này có tỷ trọng và mức độ tăng trưởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
60
Bảng 4.9: Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động của NHNo&PTNT - TPCT qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % TG TT 256.232 386.323 501.341 130.091 50,77 115.018 29,77 TG TK 1.828.011 2.356.284 3.006.498 528.273 28,90 650.214 27,59 GTCG 65.032 171.122 185.102 106.090 163,14 13.980 8,17 Tổng VHĐ 2.149.275 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74
(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT năm 2011-2013)
Từ bảng số liệu 4.9 và 4.10 ta có nhận xét tổng vốn huy động của chi nhánh gia tăng qua các năm là do sự gia tăng đồng đều của 3 loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá, trong đó sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm có ảnh hưởng lớn nhất.
Tiền gửi tiết kiệm
Ta có thể nhận thấy vốn huy động với hình thức tiền gửi tiết kiệm gia tăng qua các năm, năm 2012 giá trị này đạt 2356,3 tỷ đồng, tăng 528,3 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 28,9%. Đến năm 2013, con số này là 3006,5 tỷ đồng, tức tăng 650,2 tỷ đồng, tốc độ tăng là 27,59%. Qua đây ta thấy chi nhánh đã thành công trong hoạt động huy động vốn của mình, góp phần đáp ứng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng bởi đây là loại nguồn vốn vừa ổn định vừa phong phú. Sự gia tăng của nguồn vốn này có ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng của tổng vốn huy động vì nó luôn chiếm một tỷ trọng khá cao, hơn 80% trong tổng vốn huy động.
Nguyên nhân có sự gia tăng trên là do chi nhánh đã đa dạng hơn về tên gọi và kỳ hạn của TGTK đặc biệt là vào mùa lễ hội và dịp tết. Ngoài những loại TGTK truyền thống thì chi nhánh còn chia TGTK thành những dạng khác như tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi, tiết kiệm gửi góp hàng tháng, tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ, tiết kiệm bằng vàng và ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiết kiệm học đường để khuyến khích khách hàng có thu nhập thấp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, hầu hết người dân trên địa bàn gửi tiền vào chi nhánh để đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình với kỳ vọng tích lũy và sinh lợi dẫn đến kết quả tất yếu là loại tiền gửi này tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là 6T ĐN 2014 tốc độ tăng của loại TGTK là 28,77% cao hơn cùng kỳ năm trước và cũng cao hơn so với tốc độ tăng cả năm 2013.
61
Bảng 4.10: Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012-2014
ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % TG TT 354.756 521.678 679.248 166.922 47,05 157.570 30,20 TG TK 1.985.964 2.587.463 3.331.773 601.499 30,29 744.310 28,77 TGCG 157.195 178.356 19.566 21.161 13,46 (158.790) (89,03) Tổng VHĐ 2.497.915 3.287.497 4.030.587 789.582 31,61 743.090 22,60
(Nguồn: Phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT 6 tháng 2012-2014)
Tiền gửi thanh toán
Xếp tỷ trọng thứ hai trong tổng vốn huy động theo hình thức huy động là tiền gửi thanh toán với tỷ trọng chiếm khoảng trên 12% và có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2012 giá trị TGTT đạt 386,3 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng, tốc độ tăng 50,77%. Năm 2013 giá trị này tăng thêm 115 tỷ đồng, tức tăng 29,77% đạt hơn 501 tỷ đồng và tiếp tục gia tăng cho đến 6T ĐN nay 679,2 tỷ đồng có sự gia tăng trên là do chi nhánh đã linh hoạt trong việc mở rộng hình thức huy động khi có cả sản phẩm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, đồng thời phát hành nhiều loại thẻ tiện dụng như thẻ ghi nợ nội địa Success, thẻ ghi nợ quốc tế VISA hạng chuẩn, hạng vàng, thẻ ghi nợ quốc tế MASTER, thẻ tín dụng quốc tế VISA, thẻ liên kết AGRIBANK – VBSP, thẻ liên kết sinh viên… để tiện ích trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngày 12/11/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản số 8413/NHNN-TT về việc đẩy mạnh thanh toán qua POS từ nay đến năm 2015. Theo văn bản này, để tăng cường hiệu quả, chất lượng hoạt động thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ (POS), phấn đấu đạt mục tiêu của Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Hội thẻ Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại và công ty chuyển mạch thẻ triển khai thực hiện.
Ngoài ra, thực hiện Thông tư 35/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã rà soát và áp dụng biểu phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa do Agribank phát hành có hiệu lực từ ngày 15/3/2013. Biểu phí được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tế phát triển nghiệp vụ thẻ của Agribank, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Agribank (26/03/1988 – 26/03/2013), kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam
62
30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Agribank triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho chủ thẻ: Miễn phí phát hành tất cả các loại thẻ từ ngày 1/3 đến ngày 31/3/2013, triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho đối tượng khách hàng trả lương qua tài khoản; cán bộ hưu trí; công chức, viên chức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước; học sinh, sinh viên… Đặc biệt, Agribank thực hiện miễn phí rút tiền nội mạng tại ATM đối với chủ thẻ ghi nợ nội địa do Agribank phát hành. Đặc biệt, Agribank luôn có những chính sách ưu đãi đối với chủ thẻ của Agribank như áp dụng hạn mức rút tiền mặt một lần tối đa tại máy ATM là 5.000.000VND/giao dịch giúp khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền nhanh chóng, tiện lợi, không giới hạn hạn mức thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại EDC/POS nhằm khuyến khích chủ thẻ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày.
Đối với ngân hàng Agribank-TPCT nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốn huy động khá hấp dẫn. Bởi chi phí (lãi suất) cho loại tiền gửi này thấp nhất trong các loại tiền gửi. Tương lai, tiền gửi thanh toán sẽ thay thế hầu như toàn bộ tiền mặt, nó không những giúp người sở hữu thuận lợi trong các giao dịch, ngân hàng có thêm nhiều vốn, mà còn giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả lượng tiền mặt trong lưu thông.
Giấy tờ có giá
Ngoài các nguồn huy động trên thì chi nhánh còn huy động vốn qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, GTCG mà ngân hàng phát hành bao gồm chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu Agribank kỳ hạn 10 năm. Nguồn vốn này cũng đóng góp một phần vào tổng VHĐ của ngân hàng và cũng tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Năm 2012 lượng vốn huy động được thông qua hình thức này 5,9% trong tổng VHĐ và giảm còn 5% trong năm 2013 sau đó tỷ trọng này tiếp tục giảm 6T đầu năm 2014 tốc độ tăng chỉ còn 0,5% so với 5,4% trong cùng kỳ năm trước. Có sự tăng giảm như vậy là do năm 2011 chi nhánh đã phát hành kỳ phiếu ngắn hạn huy động được 41 tỷ VNĐ và 72 ngàn USD, đạt 51%KH. Năm 2012 huy động CTCG ngắn hạn DT Mừng xuân Nhâm Thìn: 180 tỷ VNĐ/KH 115 tỷ, đạt 156,5% KH và 165 ngàn USD/KH 500 ngàn, đạt 33% kế hoạch. Cùng với đó là đợt huy động CTCG ngắn hạn DT mùa vàng trên quê hương: 169 tỷ VND/KH 100 tỷ, đạt 169% KH và 79 ngàn USD/KH 200 ngàn, đạt 39,5% KH và đợt kỳ phiếu dự thưởng 2012 (26/11 – 24/01/2013) đạt 159 tỷ VND/KH 200 tỷ và 78 ngàn USD/KH 200 ngàn USD. Điểm hạn chế trong công tác huy động này là ngân hàng không chủ động trong kế hoạch huy động mà thực hiện theo chỉ tiêu, phụ thuộc nhiều về thời điểm phát hành và chấm dứt của ngân hàng tuyến trên, nên đôi khi trong năm có phát hành hình thức này, nhưng không phát hành hình thức khác.
Từ những phân tích về nguồn vốn huy động theo hình thức huy động ta nhận thấy chi nhánh vẫn tập trung huy động nhiều ở hình thức truyền thống là tiền gửi tiết kiệm vì người dân vẫn còn tâm lý thích sử dụng tiền mặt hơn trong việc thanh toán, mua bán từ đó gây khó khăn cho chi nhánh trong việc
63
đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt theo xu hướng chung của thị trường. Bên cạnh đó 3 năm qua cùng với 6T ĐN nay chi nhánh sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành GTCG, đây là một hình thức huy động tuy tạo ra nguồn vốn ổn định nhưng chi phí tương đối cao gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.