Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 34)

2.2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình,…và sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả các chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm của ngân hàng.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Công thức: y = y1 – y0

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước (kì gốc) y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này phản ánh biến động về quy mô, khối lượng của đối tượng phân tích bằng một con số cụ thể tuyệt đối. Nó phản ánh thực trạng huy động vốn của năm gốc so với năm thực tế, cho thấy lượng tăng giảm tuyệt đối giữa 2 thời kì liên tiếp nhau từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế và đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.3 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Công thức: y = 1 0 0 y y y  x 100% Trong đó:

35 y0: Chỉ tiêu năm trước (kì gốc)

y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để phản ánh phần trăm thay đổi của đối tượng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, đo lường sự tăng giảm nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng, làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.4 Phương pháp so sánh tỷ trọng

Là kết quả của phép chia giữa số tiền gửi của mỗi loại và tổng nguồn VHĐ được của ngân hàng.

Công thức:

Phương pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, để thấy được kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể; phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh tính chất ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng.

Tỷ trọng từng loại tiền gửi =

Tiền gửi mỗi loại Tổng VHĐ

36 CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT TP CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNNo & PTNT TPCT

Nằm trong mạng lưới NHNNo & PTNT Việt Nam, NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ được theo quyết định số 30/QDN ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Agribank chi nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của NHNNo & PTNT Việt Nam ở Cần Thơ.

Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo & PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ và NHNNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ.

Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng

+ Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…

+ Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.

+ Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…

+ Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ…

Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển nông thôn ngày càng cao, để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Hiện nay NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ đã mở thêm rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô Thành phố và 7 chi nhánh ở các huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.

NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460. Fax: (0710) 820392 – 821370.

37

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY

NGÂN HÀNG NNo & PTNT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT TPCT)

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

Căn cứ quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh NHNNo & PTNT TPCT ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau:

+ Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc

* Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ trong đơn vị mình.

* Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ.

38

Gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên.

Trưởng phòng phụ trách chung, trọng tâm chỉ đạo định hướng kế hoạch kinh doanh của đơn vị, điều hòa vốn.

Phó phòng và các nhân viên do trưởng phòng phân công nhiệm vụ. Gồm các phòng sau:

Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng

Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng hành chánh và nhân sự Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng dịch vụ và marketing Phòng điện toán

Phòng giao dịch trực thuộc (02 phòng GD) Chi nhánh cấp 2 ( 07 chi nhánh ở quận, huyện)

 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban

a) Phòng kế hoạch tổng hợp

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng.

Đầu mối quản lý thông tin ( thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo qui định.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối về vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, kỳ hạn).

Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.

Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điểu hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3.

39

Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

b) Phòng tín dụng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền tín dụng sản xuất, lưu thông tiêu dùng.

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế mỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xướng hướng khắc phục.

Giúp giám đốc chi nhánh lãnh đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

Tổng hợp báo cáo kiểm tra chuyên đề theo qui định.

c) Phòng kế toán và ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN Việt Nam và chi nhánh NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNN0 & PTNT trên địa bàn.

Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn theo quy định. Quản lý sử dụng thiết bị thông tin toàn diện phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

d) Phòng hành chính và nhân sự

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.

Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng chống cháy nổ tại cơ quan.

Lưu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNN0 & PTNT Việt Nam.

40

Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế của chi nhánh.

Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động.

Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công Đoàn chi nhánh trực thuộc địa bàn.

Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNN0 trực thuộc trên địa bàn theo quy chế tài chính của NHNN0 & PTNT.

Thực hiện công tác quy định cán bộ, đề xuất cử cán bộ nhân viên đi công tác, học tập trong nước và nước ngoài.

Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.

Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định nhà nước, Đảng và Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền tổng giám đốc NHNN0

& PTNT Việt Nam.

Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngân hàng.

e) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Xây dựng công trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHNN0 & PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHNN0 & PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị kiểm toán nhằm đảm bảo vật chất trong toàn hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.

Tổ chức kiểm tra xác minh tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nghiệp vụ thường trực chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

f) Phòng kinh doanh ngoại hối

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ( mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

41

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định).

g) Phòng dịch vụ và Marketing

Trực tiếp tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Tham mưu cho giám đốc CN phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Quản lý giám sát thiết bị đầu mối.

Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh và liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.

h) Phòng điện toán

Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khắc phục cho hoạt động kinh doanh.

Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

3.2 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

+ Mạng lưới rộng + CB-CNV đông + Thị phần lớn

+ Thương hiệu, uy tín Agribank được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến

+ Chương trình giao dịch, công nghệ hiện đại

+ CSVC khang trang, địa điểm giao dịch thuận lợi

+ CB-CNV có thâm niên, yêu nghề, có kinh nghiệm quản lý

+ Trình độ cán bộ ngày được nâng cao

+ CB-CNV đông, trình độ còn bất cập Số cán bộ lớn tuổi còn nhiều, chưa theo kịp chương trình mới. Cán bộ vùng nông thôn tác phong còn lề mề , thiếu tính nghiên cứu.

+ Thị phần, thị trường chủ yếu ở vùng nông thôn còn khu vực thành thị và khu công nghiệp chủ yếu của các ngân hàng khác.

+ Việc mở rộng mạng lưới tại các điểm trọng yếu còn chậm so nhu cầu + Cơ chế quản trị điều hành còn mang nặng dấu ấn của cơ chế nhà nước: thiếu linh hoạt, chậm sửa đổi,…

42

Cơ hội (O) Thách thức (T)

+ Tốc độ phát triển kinh tế khả quan trong tương lai

+ Mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài

+ Tình hình chính trị ổn định, hành lang pháp lý hoàn thiện

+ Thị phần bị chia sẻ, cạnh tranh gay gắt không chỉ NH trong nước mà còn các NH nước ngoài

+ Áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ, nguy cơ tụt hậu về công nghệ thông tin ngân hàng

+ Áp lực từ phía khách hàng như người dân thắt chặt chi tiêu gây khó khăn cho hoạt động NH

+ Từ tự nhiên: lĩnh vực mà Agribank kinh doanh chủ yếu là nông-lâm-ngư nghiệp đây là thị trường chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên như lũ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)