Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 53 - 56)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào nước ta. Bên cạnh việc huy động vốn bằng VNĐ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi bằng ngoại tệ như: USD, EUR, GBP, JPY,… Các loại ngoại tệ này được các tổ chức và cá nhân gửi vào ngân hàng chủ yếu dưới dạng như: tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ…. Do đó, ngân hàng cần phân tích nguồn vốn huy động theo loại tiền để thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu trong công tác huy động của mình để từ đó đưa ra những biện pháp huy động kịp thời nhằm thu hút triệt để nguồn vốn này. Bảng 4.5: Nguồn vốn huy động theo loại tiền của NHNo&PTNT -TPCT qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Nội tệ 2.088.090 2.861.436 3.628.062 773.346 37,03 766.626 26,79 Ngoại tệ quy đổi 61.185 52.293 64.879 (8.892) (14,53) 12.586 24,07 Tổng VHĐ 2.149.275 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74

54

Từ bảng số liệu 4.5 về vốn huy động theo loại tiền của AgriBank ta có nhận xét: nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ tăng liên tục và có phần tăng ổn định trong 3 năm qua. Trong khi nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại có sự biến động nhẹ trong 3 năm, nhưng nhìn chung thì tổng vốn huy động vẫn tăng đều, đều này cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động này.

 Vốn nội tệ

Từ bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhìn thấy tỷ trọng tiền gửi bằng nội tệ trong tổng nguồn vốn huy động chiếm phần lớn khoảng từ 97,15% năm 2011 tăng nhẹ đến hơn 98% trong hai năm kế tiếp. Điều này cho thấy người gửi tiền vẫn tin tưởng vào đồng tiền nội địa hơn đồng tiền của nước ngoài. Năm 2012 tiền gửi bằng đồng nội tệ đạt 2861,4 tỷ đồng tăng 773,3 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 37,03%. Năm 2013 khoản tiền gửi này đạt 3628,1 tỷ đồng, tăng 766,6 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 26,79%.

Nguyên nhân vốn huy động bằng nội tệ có sự tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn là vì đa phần ngân hàng phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm buôn bán trong nước nên thu nhập của họ chủ yếu là đồng nội tệ. Do đó nhu cầu gửi nội tệ của họ cũng cao hơn trong khi mức lãi suất huy động cho đồng nội tệ lại hấp dẫn hơn nhiều so với ngoại tệ. Năm 2012 lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5,5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và dưới 6 tháng; 6- 7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5-8,3%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động USD đều về mức trần quy định của NHNN là 1%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức.

 Vốn ngoại tệ

Ta có thể dễ dàng nhận thấy vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn khoảng 2-3% và tỷ trọng này có phần giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2012 tiền gửi bằng đồng ngoại tệ đạt 52,3 tỷ đồng giảm 8,9 tỷ đồng so với năm 2011, tức giảm 14,53%. Năm 2013 khoản tiền gửi này đạt 64,9 tỷ đồng, tăng 12,6 tỷ đồng so với năm 2012, tức tăng 24,07%.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng chênh lệch lớn giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế, giữa lãi suất VND và lãi suất USD đóng vai trò không nhỏ trong hiện tượng này và sẽ là một rủi ro về ngoại hối cần tính đến khi tình hình thay đổi. Đến năm 2013, một trong những nội dung của văn bản số 3455/NHNo – KHNV của Agribank triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất, nhập khẩu nên ngân hàng đã tăng cường huy động vốn bằng đồng ngoại tệ hơn. Theo nội dung của văn bản trên, Tổng giám đốc Agribank chỉ đạo Giám đốc Sở giao dịch, các Chi nhánh loại I, loại II triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất, nhập khẩu. Theo đó, đối tượng khách hàng cho vay ưu đãi lãi suất là khách hàng xuất, nhập khẩu vay vốn để thu mua, chế biến, xuất, nhập khẩu hàng hóa nông sản, thực

55

phẩm; nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, nông nghiệp, nông thôn, các loại hàng hóa khác.

Bên cạnh đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ổn định, tín dụng thì gần như đứng yên, ngân hàng muốn tăng huy động ngoại tệ lúc này là để đẩy mạnh tín dụng. Các ngân hàng đã chọn gửi tiền bằng ngoại tệ mà chủ yếu là đôla Mỹ như một nguồn đảm bảo thanh khoản cho họ. Về nguyên tắc, ngoài tiền đồng, khi ngân hàng cần thêm đảm bảo thanh khoản trong lúc nguồn vốn từ vàng đã bị cấm huy động, họ đã tăng huy động USD với chi phí thấp hơn tiền đồng mà tính thanh khoản vẫn đảm bảo.

Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động theo loại tiền của NHNo&PTNT-TPCT trong 6 tháng đầu năm 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Nội tệ 2.458.149 3.232.843 3.987.033 774.694 31,52 754.190 23,33 Ngoại tệ quy đổi 39.766 54.654 43.554 14.888 37,44 (11.100) (20,31) Tổng VHĐ 2.497.915 3.287.497 4.030.587 789.582 31,61 743.090 22,60

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT 6T ĐN 2012-2014)

Từ bảng số liệu 4.6 ta có nhận xét tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2014 theo loại tiền có sự tăng liên tục qua các thời kỳ. Có sự tăng đó chủ yếu là do tăng vốn bằng đồng nội tệ, 6T ĐN 2013 vốn huy động bằng đồng nội tệ tăng 774,7 tỷ đồng tương đương tăng 31,52% so với 6T ĐN năm 2012, năm 2014 vốn này đạt hơn 3987 tỷ đồng tăng 754,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi nguồn vốn nội tệ tăng liên tục thì vốn HĐ ngoại tệ 6T ĐN 2014 lại có phần giảm đi so với cùng kỳ năm trước, giá trị giảm 11,1 tỷ đồng tương ứng giảm 20,31%.

Nguyên nhân của sự khác nhau trên là do huy động vốn bằng VND tăng chủ yếu ở khu vực dân cư, trong điều kiện mặt bằng lãi suất tiền gửi VND giảm cho thấy gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh lựa chọn của người dân. Tăng trưởng huy động vốn bằng VND cao trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm là phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống tổ chức tín dụng tăng lên. Tuy nhiên, từ khi ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp về sự ổn định thị trường ngoại tệ, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa tiền đồng và USD đã khiến tiền gửi ngoại tệ sụt giảm. Số liệu sáu tháng đầu năm tại chi nhánh cho thấy huy động vốn bằng tiền đồng tăng trong khi huy động bằng ngoại tệ giảm so với cùng kỳ năm 2012.

56

Trong nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng nhu cầu về sử dụng vốn của chi nhánh. Vì theo thông tư 37/2012/TT-NHNN áp dụng từ đầu tháng 1-2013, chỉ có các doanh nghiệp có nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng ngoại tệ thì mới được vay ngoại tệ tại các ngân hàng, trừ các doanh nghiệp vay nhập khẩu xăng dầu, trong khi đó lĩnh vực mà chi nhánh hỗ trợ thường là các cá nhân và doanh nghiệp làm ăn trong nước với nguồn thu chủ yếu là nội tệ. Bên cạnh đó, mấy tháng đầu năm 2013 tỷ giá cũng có phần hơi biến động nên nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ ổn định cũng không mặn mà để vay USD, một số người giữ đô la Mỹ đã chuyển sang giữ tiền đồng hay các tài sản khác. Từ đó ta có thể thấy việc huy động vốn của ngân hàng vẫn đảm bảo cân đối cung-cầu ngoại tệ cũng như các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân một cách đầy đủ, kịp thời.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)