Phân tích chỉ tiêu đánh giá về chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 67 - 69)

Theo cách nói truyền thống, một ngân hàng có hai lĩnh vực kinh doanh nòng cốt: huy động vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được. Các ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnh vực này. Do đó, xác định chi phí huy động vốn rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Để thực hiện được công tác huy động ngoài những chi phí thuần về lãi suất, ngân hàng cũng cần bỏ ra những khoản chi phí để phục vụ cho quá trình huy động vốn như chi phí cho việc quản lý, bảo hiểm, cất giữ, chi phí phát hành các giấy tờ quan trọng có liên quan đến việc huy động vốn.

Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT-TPCT năm 2011-2013

Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính

2011 2012 2013 Chi phí lãi HĐV Triệu đồng 648.094 651.120 579.029 Chi phí phi lãi HĐV Triệu đồng 95.077 165.296 150.431 Tổng VHĐ Triệu đổng 2.149.275 2.913.729 3.692.941 Chi phí lãi HĐV/tổng VHĐ % 30,15 22,35 15,68 Chi phí phi lãi HĐV/tổng VHĐ % 4,42 5,67 4,07

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNo&PTNT-TPCT năm 2011-2013)

 Chi phí lãi HĐV/Tổng VHĐ

Qua bảng số liệu 4.13 và 4.14 cho thấy chi phí trả lãi huy động trên tổng vốn huy động giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 chi phí lãi huy động vốn bình quân của ngân hàng là 30,15%, có nghĩa là để huy động được 1 đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra 0,3015 đồng chi phí. Đến năm 2012 lãi suất huy động vốn bình quân giảm còn 22,35% và tiếp tục giảm mạnh trong năm kế tiếp 2013 với chi phí lãi/tổng VHĐ là 15,68%, 6 tháng đầu năm 2014 tình hình này ngày càng khả quan hơn với chi phí lãi huy động/tổng VHĐ chỉ còn 6,93% tức với một đồng vốn huy động chi nhánh chỉ cần bỏ ra 0,0693 đồng chi phí thay vì 0,0899 đồng trong cùng kỳ năm trước đó. Đây là dấu hiệu tốt cho ngân hàng khi chỉ tiêu này có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Điều đó có nghĩa là chi nhánh có thể giảm đáng kể chi phí cho hoạt động huy động của mình từ đó gia tăng lợi nhuận.

Có tình trạng trên nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng chủ động giảm lãi suất huy động dưới 6 tháng xuống dưới mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định để phản ánh quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ. Hiện nay, thanh khoản của ngân hàng khá tốt, lại dư giả về nguồn vốn nên sẵn sàng giảm lãi suất huy động. Điều này giúp giảm chi phí đầu vào, đồng thời điều tiết lượng tiền đầu vào và tránh lãng phí. Bên cạnh đó, ngân hàng có điều kiện tăng cường huy động nguồn vốn trung, dài hạn với lãi suất cao hơn. Ngày

68

17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước công bố giảm hàng loạt lãi suất chủ chốt. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm. Trong khi đó, ở kỳ hạn dài, lãi suất được niêm yết ở mức khá cao. Cao nhất là kỳ hạn 12 và 13 tháng với 8,5%/năm. 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng được áp dụng mức lãi suất thấp hơn một chút là 8,3%.

Trong khi đó, Agribank nhanh chóng thông báo áp dụng lãi suất cho vay tối đa 8%/năm, đối với đối tượng theo Thông tư số 08/2014/TT-NHNN. Agribank quyết định “đầu ra” thấp vì “đầu vào” tại ngân hàng này khá thấp. Lãi suất huy động cao nhất chỉ là 7,5%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 12, 18 và 24 tháng. Kỳ hạn 1 tháng có lãi suất 5,5%/năm. Theo đánh giá của chuyên gia tài chính, việc ngân hàng cắt giảm lãi suất không phải là biểu hiện thiếu vốn, mà là để tiết giảm chi phí đầu vào nhằm giảm thêm lãi suất cho vay. Ghi nhận từ thị trường cũng cho thấy, dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng dòng tiền “dư thừa” vẫn không “chảy” khỏi các ngân hàng. Theo các chuyên gia, lãi suất có giảm cũng không ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi bởi trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm, sản xuất chưa có dấu hiệu khởi sắc, nên dù lãi suất thấp, người có tiền vẫn phải chấp nhận gửi vào ngân hàng.

Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT-TPCT 6T ĐN 2012-2014

6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Đơn vị tính

2012 2013 2014 Chi phí lãi HĐV Triệu đồng 364.102 295.503 279.137 Chi phí phi lãi HĐV Triệu đồng 91.311 49.659 59.538 Tổng VHĐ Triệu đổng 2.497.915 3.287.497 4.030.587

Chi phí lãi HĐV/tổng VHĐ % 14,58 8,99 6,93

Chi phí phi lãi HĐV/tổng VHĐ % 3,66 1,51 1,48

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNo&PTNT-TPCT 6T ĐN 2012-2014)

 Chi phí phi lãi HĐV/Tổng VHĐ

Để thực hiện được công tác huy động ngoài những chi phí thuần về lãi suất để huy động được vốn, NH cũng cần bỏ ra những khoản chi phí để phục vụ cho quá trình huy động vốn như chi phí cho việc bảo hiểm tiền gửi, quản lý, chi phí phát hành các giấy tờ quan trọng có liên quan đến việc huy động vốn… Chỉ tiêu chi phí phi lãi HĐV/ Tổng VHĐ luôn chiếm tỷ lệ thấp (không quá 6%) trong 3 năm 2011-2013 và con số này giảm mạnh chỉ còn 1,48% trong 6T ĐN nay, cũng giảm so với 1,51% so với cùng kỳ năm trước.

Có sự thay đổi trên là do phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngày 18/6/2012, Luật Bảo hiểm tiền gửi đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua, ghi

69

nhận một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động của bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được nhận tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền phải theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005. Ngoài ra, năm 2013 chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải gia tăng chi phí cho công tác marketing cũng như các chương trình khuyến mãi, nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới để gia tăng nguồn vốn huy động cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)