Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 56 - 59)

Chi nhánh NHNo&PTNT - TPCT huy động vốn theo hình thức này gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng, tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Đối tượng chủ yếu của nguồn vốn này là những tổ chức và cá nhân có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lợi hay thanh toán. Do vậy đối với ngân hàng thì yếu tố cơ bản để huy động được nguồn vốn này là lãi suất và công nghệ ngân hàng. Ngân hàng luôn phải tìm hiểu và đa dạng hóa các loại kỳ hạn tiền gửi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời giữ chân khách hàng.

Bảng 4.7: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT -TPCT qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % TG KKH 250.594 375.290 436.328 124.696 49,76 61.038 16,26 TG CKH 1.898.681 2.538.439 3.256.613 639.758 33,69 718.174 28,29 Dưới 12T 1.775.600 1.909.473 1.906.153 133.873 7,54 (3.320) (0,17) Từ 12T- dưới 24T 121.862 628.093 1.348.935 506.231 415,41 720.842 114,7 Từ 24T trở lên 1.219 873 1.526 (346) (28,38) 653 74,80 Tổng VHĐ 2.149.275 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74

57  Tiền gửi không kỳ hạn

Từ bảng số liệu 4.7 cho ta biết nếu phân nguồn vốn huy động của ngân hàng theo kỳ hạn thì tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VHĐ này khoảng từ 11-13% và tỷ trọng này tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 đạt 375,3 tỷ đồng tăng 124,7 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 49,76%. Tính đến cuối năm 2013 vốn huy động không kỳ hạn tăng hơn 61 tỷ đồng, tăng bằng phân nửa lần giá trị gia tăng của năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng chỉ 16,26%.

Chủ yếu là do khách hàng gửi tiền nhằm mục đích đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc…muốn làm được điều đó chi nhánh cần phải hiện đại công nghệ tuy nhiên Agribank là một ngân hàng quốc doanh do vậy khả năng cạnh tranh về công nghệ sẽ không theo kịp các ngân hàng thương mại khác do đó người dân sẽ có tâm lý thích chọn NHTM hơn để thực hiện việc thanh toán nhanh chóng, hiệu quả. Thực ra, môi trường sống có tác động rất lớn đến tâm lý con người, thói quen bất cứ ai cũng muốn giữ tiền mặt đó là biện pháp an toàn nhất, sau này khi đời sống con người được nâng lên, sản xuất thương mại, dịch vụ phát triển thì nhu cầu thanh toán thông qua ngân hàng là vấn đề không thể thiếu và rất tiện ích cho khách hàng. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này không ngừng tăng qua các năm.

 Tiền gửi có kỳ hạn

Khi phân loại nguồn vốn của ngân hàng theo kỳ hạn ta có thể thấy rõ giá trị của loại tiền gửi có kỳ hạn không ngừng tăng lên. Năm 2012 đạt 2538,4 tỷ đồng, tăng 639,8 tỷ đồng, tức tăng 33,69% so với năm 2011. Năm 2013 giá trị này tiếp tục gia tăng thêm 718.2 tỷ đồng, tức tăng 28,29% so với năm 2012. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng mong muốn gửi tiền để tìm kiếm lợi nhuận, bên cạnh đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh, có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn khoảng hơn 85% trong tổng VHĐ trong đó vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm đa phần từ 93,5% năm 2011 giảm còn 75,22% năm 2012 và chỉ còn hơn 58% vào năm 2013. Tuy giá trị tiền gửi có kỳ hạn dưới 12T tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của loại TG này lại giảm mạnh qua các năm là do lãi suất các kỳ dài hạn được chi nhánh niêm yết giảm nhưng vẫn hấp dẫn người dân chọn gửi tiết kiệm, ngược lại các kỳ ngắn hạn lại không còn là lựa chọn nhiều như trước.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, NHNN quyết định hạ trần lãi suất là động thái rất tích cực. Hạ trần lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động nhưng sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn huy động. Nghĩa là nguồn huy động ngắn hạn sẽ giảm và nguồn cung trung và dài hạn sẽ tăng, bên cạnh đó có thể tạo mặt bằng lãi suất mới cả cho vay lẫn huy động. Tâm lý người gửi

58

cũng đang cân nhắc giữa các kỳ ngắn hạn và dài hạn để hưởng mức lãi suất hiệu quả và ổn định với tình hình lãi suất hiện nay, để giữ khách hàng, chi nhánh đang đưa ra những mức lãi suất huy động hấp dẫn từ 6 tháng trở lên với mục đích tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Về phía người gửi tiền, có thể cân nhắc phân bổkhoản tiền theo nhu cầu để vừa gửi kỳ hạn ngắn, vừa gửi kỳ hạn dài để tối ưu hóa lợi ích tiền gửi tiết kiệm. Ngoài chuyện cơ cấu lại nguồn vốn khi lãi suất kỳ hạn ngắn giảm, việc đồng thời giảm lãi tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là để chi nhánh tiết kiệm và cân đối chi phí vốn cho mình, mức giảm lãi suất hiện nay chưa làm giảm nguồn huy động tiền gửi mà chỉ giảm tiền gửi kỳ hạn ngắn, song lại tăng tiền gửi kỳ hạn trung và dài hạn, dù lãi suất có giảm thì người dân vẫn chọn gửi tiết kiệm là kênh giữ tiền an toàn.

Ngoài ra, hầu hết các khách hàng có nhu cầu tín dụng trong dài hạn do đó nếu chi nhánh huy động nhiều TG ngắn hạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của khách hàng do thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng phải hạn chế việc sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được quy định: với các ngân hàng thương mại là 30%, giảm 10% so với mức 40% trước đây. Đối với các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%; với quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 20% trong khi theo quy định cũ là 30%.

Bảng 4.8: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT -TPCT trong 6 tháng đầu năm 2012-2014

ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6th đầu năm

2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % TG KKH 350.383 494.039 575.342 143.656 41,00 81.303 16,46 TG CKH 2.147.533 2.793.458 3.455.245 645.925 30,08 661.787 23,69 Dưới 12T 1.938.841 1.221.639 2.171.981 (717.202) (37,0) 950.342 77,79 Từ 12T- dưới 24T 207.899 1.570.596 1.281.437 1.362.697 655,5 (289.159) (18,41) Từ 24T trở lên 793 1.223 1.828 430 54,22 605 49,47 Tổng VHĐ 2.497.916 3.287.497 4.030.587 789.581 31,61 743.090 22,60

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT chi nhánh TPCT 6T ĐN 2012-2014)

Theo bảng số liệu 4.8: nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NH trong 6T ĐN 2012-2014 vẫn không thay đổi nhiều so với cơ cấu vốn của cả năm. Tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn khoảng hơn 85% so với tổng VHĐ. Trong đó, vốn huy động ngắn hạn chiếm đa phần

59

trong TG có kỳ hạn của chi nhánh với hơn 90,3% vào 6T ĐN 2012, giảm mạnh còn 43,7% cùng kỳ năm kế tiếp và tăng nhẹ lên 62,9% 6T ĐN nay. Tiếp đến là TG trung hạn với tỷ trọng hơn 9% sau đó gia tăng nhanh chóng lên 37% trong 6T ĐN của 3 năm và sau cùng là VHĐ dài hạn. Nhưng nhìn chung thì số vốn huy động được trong 6T ĐN luôn chiếm hơn 50% tổng vốn huy động được trong cả năm.

Đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn người sử dụng dịch vụ đa phần quan tâm nhiều ở công nghệ của NH, riêng TG có kỳ hạn người gửi thường quan tâm đến lợi nhuận do đó biến động lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn kỳ hạn gửi tiền của họ. Agribank đã áp dụng lãi suất 5,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, 5,8%/năm kỳ hạn 2 tháng, 6%/năm kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6, 9 tháng là 6,5%/năm. Riêng kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Vietcombank áp dụng lãi suất cao nhất trong khối NHTM nhà nước là 8%/năm, trong khi tại Agribank 7,5%/năm. Do vậy, làm lượng vốn huy động trong ngắn hạn tuy giá trị vẫn gia tăng liên tục nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đã giảm đáng kể. Trong khi VHĐ trung và dài hạn đã gia tăng nhanh chóng giúp chi nhánh cân đối nguồn vốn, làm tiên đề đẩy mạnh tín dụng trung và dài hạn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có những ưu thế mà các “ông lớn nửa quốc doanh” khác như Vietcombank, BIDV, VietinBank phải chào thua. Thứ nhất đó là quy mô tầm cỡ nhất, mạng lưới rộng nhất, phủ khắp cả nước, đến tận bản, làng, xã. Agribank có mặt ở những vùng sâu vùng xa, nơi các ngân hàng khác không vươn tay đến được. Agribank cũng là ngân hàng quốc doanh duy nhất còn lại chưa cổ phần hóa. Thứ hai là độ minh bạch. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy báo cáo tài chính theo quí, theo năm của ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết trên các trang web của chính họ, của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), các sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Hà Nội.

Từ những phân tích về tình hình huy động vốn của ngân hàng theo kỳ hạn ta nhận thấy ngoài việc chi nhánh ngày càng đạt hiệu quả cao trong việc huy động vốn có kỳ hạn mà đặc biệt là trung và dài hạn để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận, chi nhánh còn tập trung trong việc huy động vốn không kỳ hạn vì đây là việc làm tất yếu phải thực hiện nếu muốn cạnh tranh trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)