Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 31)

2.1.7.1 Nhân tố khách quan

Đây là các yếu tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ không thể chống lại được, đó là các rủi ro không thể tránh. Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra.

a) Pháp luật, chính sách của Nhà nước

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng thương mại huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng.

Tổng chi phí trả lãi Tổng vốn chịu lãi Tổng thu nhập lãi Tổng tài sản sinh lời Lãi suất bình quân đầu ra =

x 100% Lãi suất bình quân đầu vào =

32

Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn... cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. Nói chung bất cứ NHTM nào khi cần HĐV đều phải xem xét các quy định của luật pháp.

b) Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước

Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế, không riêng gì ngân hàng. Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác động rất rõ. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tin tưởng. Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thương mại huy động vốn được dễ dàng.

Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đều tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. Ở tình trạng tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị. Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn và càng có điều kiện để huy động do tích luỹ được nhiều hơn. Ngược lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn.

c) Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều ở những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản... Đồng thời thói quen thanh toán khi mua hàng hóa cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn VHĐ của ngân hàng. Ở nhiều nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trong ngân hàng và ngân hàng là cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống. Ngược lại, ở một số nước, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn VHĐ của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các tập quán tiêu dùng này khó có thể được thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách khách hàng...

Một trong những lý do nữa là người dân chưa hiểu biết nhiều về các hoạt động của ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của người gửi tiền cũng như các thủ tục cần thiết.

2.1.7.2 Yếu tố chủ quan

33

Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phi hoạt động có thể tăng hay giảm.

Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng lớn. Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng.

b) Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng

Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống làm cho hoạt động huy động vốn thực hiện tốt. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ cao thì các thao tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, thái độ tiếp xúc với khách hàng cũng rất quan trọng, nó có thể lôi kéo khách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rời bỏ ngân hàng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, để tăng cường huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, Hiểu biết nghiệp vụ, Hiểu biết quy trình, Hoàn thiện phong cách phục vụ.

c) Uy tín của ngân hàng

Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn những ngân hàng lâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập. Ngân hàng lớn thường được ưu tiên lựa chọn so với các ngân hàng nhỏ. Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng tới huy động vốn, các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng tạo sự an tâm cao hơn cho người gửi tiền, uy tín của ngân hàng này cũng cao hơn so với ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ và tiết kiệm được thời gian.

d) Trình độ công nghệ ngân hàng

Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng và thị trường tiện lợi hơn. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, hình thức trả lãi hiệu quả hơn... khiến cho ngân hàng nâng cao hiệu quả huy động vốn. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ cũng tác động tới việc huy động vốn chẳng hạn như mạng lưới rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho người gửi, chi phí giao dịch lớn, mất nhiều thời gian.

34 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ, chủ yếu ở Phòng kế hoạch tổng hợp.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu huy động vốn tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng.

- Trên các website của AGRIBANK Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại khác,…

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình,…và sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả các chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm của ngân hàng.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Công thức: y = y1 – y0

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước (kì gốc) y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này phản ánh biến động về quy mô, khối lượng của đối tượng phân tích bằng một con số cụ thể tuyệt đối. Nó phản ánh thực trạng huy động vốn của năm gốc so với năm thực tế, cho thấy lượng tăng giảm tuyệt đối giữa 2 thời kì liên tiếp nhau từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế và đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.3 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Công thức: y = 1 0 0 y y y  x 100% Trong đó:

35 y0: Chỉ tiêu năm trước (kì gốc)

y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để phản ánh phần trăm thay đổi của đối tượng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, đo lường sự tăng giảm nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng, làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.4 Phương pháp so sánh tỷ trọng

Là kết quả của phép chia giữa số tiền gửi của mỗi loại và tổng nguồn VHĐ được của ngân hàng.

Công thức:

Phương pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, để thấy được kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể; phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh tính chất ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng.

Tỷ trọng từng loại tiền gửi =

Tiền gửi mỗi loại Tổng VHĐ

36 CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT TP CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNNo & PTNT TPCT

Nằm trong mạng lưới NHNNo & PTNT Việt Nam, NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ được theo quyết định số 30/QDN ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Agribank chi nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của NHNNo & PTNT Việt Nam ở Cần Thơ.

Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo & PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ và NHNNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ.

Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng

+ Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…

+ Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.

+ Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…

+ Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ…

Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển nông thôn ngày càng cao, để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Hiện nay NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ đã mở thêm rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô Thành phố và 7 chi nhánh ở các huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.

NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460. Fax: (0710) 820392 – 821370.

37

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY

NGÂN HÀNG NNo & PTNT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ

(Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp NHNN&PTNT TPCT)

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

Căn cứ quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh NHNNo & PTNT TPCT ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau:

+ Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc

* Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ trong đơn vị mình.

* Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ.

38

Gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên.

Trưởng phòng phụ trách chung, trọng tâm chỉ đạo định hướng kế hoạch kinh doanh của đơn vị, điều hòa vốn.

Phó phòng và các nhân viên do trưởng phòng phân công nhiệm vụ. Gồm các phòng sau:

Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng

Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng hành chánh và nhân sự Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng dịch vụ và marketing Phòng điện toán

Phòng giao dịch trực thuộc (02 phòng GD) Chi nhánh cấp 2 ( 07 chi nhánh ở quận, huyện)

 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban

a) Phòng kế hoạch tổng hợp

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)