Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Những kết quả đạt được

3.3.1.1. Công tác quy hoạch, định hướng và chuẩn bị đầu tư

Công tác quy hoạch, định hướng đầu tư đã bám sát chiến lược phát triển kinh tế -xã hội được Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đề ra các kỳ đại hội. Qua đó, kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã tập trung vào các công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển của địa phương trong lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, an sinh xã hội và các mục tiêu xã hội khác. Như vậy, đầu tư XDCB bằng nguồn NS của tỉnh trong giai đoạn 2009-2012 đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo đà phát triển lâu dài cho kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Công tác chuẩn bị đầu tư: Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Các dự án có quy mô lớn, thiết kế kỹ thuật phức tạp đều được tiến hành khảo sát kỹ lưỡng để có đủ căn cứ kỹ thuật bảo đảm cho việc thiết kế nền an toàn và kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.1.2. Công tác tổ chức thực hiện các dự án đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán: Được các tổ chức tư vấn thiết kế trên cơ sở số liệu khảo sát khoa học và các quy chuẩn xây dựng do Nhà nước ban hành kết hợp cùng công nghệ thông tin để đưa ra được bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thực tế.

Công tác thẩm định thiết kế dự toán: Công tác thẩm định thiết kế dự toán đã có được sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Xây dựng với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan khác của Tỉnh. Việc thẩm định thiết kế dự toán dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, quy trình kỹ thuật, đơn giá, định mức, chế độ chính sách quản lý xây dựng của Nhà nước đã phát hiện những điểm bất hợp lý trong thiết kế kỹ thuật và cắt giảm những chi phí không cần thiết, qua đó chống thất thoát, lãng phí cho NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Chất lượng thẩm định dự án: Thời gian thẩm định được rút ngắn hơn, đơn giản hóa hồ sơ và quy trình thủ tục thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án.

Công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu: Sự ra đời của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ ngành, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn luật nên đã phần nào tháo gỡ được các vướng mắc trong công tác đấu thầu, hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra công khai, minh bạch và khách quan hơn. Tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu đã từng bước được khắc phục. Đối với các dự án phải thực hiện đấu thầu thì công tác đấu thầu đã tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu đối với các chủ đầu tư không có chuyên môn về đầu tư XDCB, không đủ năng lực tự thực hiện đã thuê tư vấn thực hiện từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, mở thầu và xét thầu. Đến nay trên địa bàn của tỉnh đã hình thành các đơn vị tư vấn chuyên sâu trong công tác đấu thầu từ đó góp phần đưa công tác đấu thầu vào nề nếp và thực hiện đúng trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tự của quy chế đấu thầu cũng như nâng cao hiệu quả của quá trình đấu thầu từ đó tiết kiệm ngân sách nhà nước cho đầu tư từ nguồn vốn của Tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức thi công xây lắp: Công tác tổ chức thi công xây lắp của các công trình đặc biệt là các công trình có quy mô vừa trở lên đều được các tổ chức xây lắp có tư cách pháp nhân, có năng lực và kinh nghiệm đảm nhận. Trình tự xây lắp, quy trình và quy phạm trong thi công được đảm bảo hơn trước. Các nhà thầu đã chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ thi công, bảo đảm an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Nhiều đơn vị thi công đã thành lập bộ phận quản lý chất lượng và tổ chức học tập cho cán bộ công nhân về quản lý chất lượng công trình.Trong thi công xây lắp đã quan tâm bố trí giám sát công trình, qua đó làm giảm và phát hiện xử lý những nội dung thi công sai thiết kế, sai quy chuẩn tiêu chuẩn, chấn chỉnh bảo đảm chất lượng công trình.

Quản lý chất lượng công trình: Chất lượng công trình đầu tư XDCB từ NSNN luôn là vấn đề “nổi cộm” và cần được quan tâm chặt chẽ. Trong thời gian qua, công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được chú trọng hơn, nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh. Trong quá trình thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình của dự án, công tác giám sát đã được các chủ đầu tư coi trọng, việc thực hiện công tác giám sát ngoài các chủ đầu tư trực tiếp tham gia còn thuê các đơn vị tư vấn giám sát cùng thực hiện. Các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đã chấp hành đúng theo quy định trong quá trình giám sát thực hiện thi công. Trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chưa xảy ra các công trình bị sự cố của chất lượng công trình trong khâu thi công. Ngoài ra công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đây là một điểm sáng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Nguyên. Qua giám sát của cộng đồng nhiều sai phạm trong quả trình quản lý, xây dựng công trình đã được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình: Thông qua chức năng, nhiệm vụ quản lý, kiểm tra kiểm soát vốn đầu tư XDCB trong năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2009-2012 Sở Tài chính cùng Kho bạc Nhà nước đã thực hiện loại trừ những nội dung chi chưa đúng với chính sách, chế độ quy định, tiết kiệm vốn đầu tư cho NSNN hàng chục tỷ đồng.

Công tác quản lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án: Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được quan tâm hơn. Chủ đầu tư được giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán và tổng dự toán công trình. UBND tỉnh đã thành lập một số ban quản lý dự án chuyên trách để thực hiện chức năng quản lý dự án đầu tư các dự án theo ngành, lĩnh vực cụ thể như: (BQL các DA Giao thông Thái Nguyên, Ban quản lý các dự án đầu tư và XD sở NN và PTNT Thái Nguyên, Ban quản các DA đầu tư và XD thành phố Thái Nguyên...) Từ đó chất lượng quản lý dự án đang ngày được nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

3.3.1.3. Công tác nghiệm thu, bàn giao và vận hành kết quả XDCB từ Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

Công tác nghiệm thu, bảo trì công trình xây dựng: Thực hiện nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu theo hạng mục và nghiệm thu tổng thể sau khi dự án đầu tư kết thúc. Bênh cạnh đó, vấn đề bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng công trình hoàn thành và đi cùng với nó là việc đào tạo cho đối tượng hưởng thụ cách sử dụng, vận hành và quản lý công trình hoàn thành được bàn giao sử dụng đã từng bước được quan tâm thỏa đáng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Công tác thanh, quyết toán công trình đang từng bước nâng cao. Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, thanh toán quyết toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn cũng như công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đảm bảo đúng quy trình và thời gian. Chất lượng công tác thẩm tra quyết toán đã từng bước được nâng cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)