6. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh của
của tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2009-2012, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Bảng 3.3: Vốn đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN so với tổng vốn đầu tƣ toàn XH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trên địa bàn tỉnh TN vốn NSNN 2009 4.872.200 197.619 4,06% 2010 6.640.900 203.460 3,06% 2011 7.818.900 231.439 2,96% 2012 8.366.223 241.893 2,89% Tổng 27.698.223 874.411 3,16%
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên)
Qua bảng 3.3 cho
4,06% năm 2009, 3,06% năm 2010 2,89% năm 2012
197.619
năm 2009 lên 203.460 241.893
2012.Mặc dù, trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tỉnh, nguồn vốn ngân sách cho đầu tư XDCB chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây lại là nguồn vốn khá quan trọng. Nguồn vốn NSNN được đầu tư vào các dự án không hoặc ít có khả năng thu hồi vốn (vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) và các dự án của tỉnh như: đường giao thông, cấp thoát nước, điện, trường học, các công trình văn hoá, thể thao... Có thể khẳng định rằng nguồn vốn NSNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng đầu tư trên địa bàn, là công cụ để tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các vùng thông qua phân bổ vốn đầu tư, tạo ra một khối lượng cơ sở hạ tầng lớn; tăng mức sống của nhân dân thông qua việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung quá ít. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động trong dân cư, tín dụng ưu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, quy hoạch chưa ổn định.
3.1.2.2. Tình hình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.4: Tình hình chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm Tổng chi NSNN TN Chi đầu tƣ XDCB trên
địa bàn TN Tỉ lệ (%) 2009 4.188.087 197.619 4,72% 2010 5.450.329 203.460 3,73% 2011 6.959.800 231.439 3,33% 2012 7.732.900 241.893 3,13% Tổng 24.331.116 874.411 3,59%
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên)
Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện cụ thể ở bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện chi NSNN cho đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2012
Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) % thực hiện/dự toán 2009 190.000 197.619 104,01% 2010 200.000 203.460 101,73% 2011 233.000 231.439 99,33% 2012 243.612 241.893 99,29% Tổng 866.612 874.411 100,90%
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên)
Nhìn chung, các ngành, huyện, thị xã đã thực hiện tốt kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2009 - 2012 hầu hết các công trình thực hiện đạt và vượt 100% kế hoạch được giao đầu năm, chỉ có năm 2011, 2012 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 99,33%, 99,29%; Nguyên nhân: Năm 2011, 2012 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực. Tình hình ngân sách trong nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc đảm bảo vốn đầu tư cho các dự án cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Do yêu cầu phải sớm đưa công trình vào sử dụng, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo quyết định phê duyệt các chủ đầu tư và các nhà thầu đã phải thực hiện vượt kế hoạch vốn được giao. Do đó, đã xảy ra tình trạng nợ xây dựng cơ bản từ năm 2009 đến hết 2012 còn 125.900 triệu đồng. Bản chất của nợ xây dựng cơ bản do đầu tư dàn trải, do đó bố trí vốn không theo kịp với tiến độ thực hiện dự án. Tỷ lệ thực hiện chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản thực tế so với dự toán đặt ra trong cả giai đoạn trung bình là 100,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phân tích cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB theo ngành kinh tế sẽ cho thấy được ngành nào có khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện trong kỳ lớn nhất, vốn đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh hay không.
Bảng 3.6: Tình hình chi NSNN trong đầu tƣ XDCB theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2012
Ngành Kế hoạch (triệu đồng) Vốn đầu tƣ thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
Nông - lâm nghiệp- thuỷ lợi 91.089 91.243 100,17
Giao thông vận tải 98.199 97.920 99,72
Hạ tầng - đô thị - cấp nước 52.187 51.189 98,09
Y tế- xã hội 61.686 62.097 100,67
Giáo dục đào tạo và dạy nghề 197.790 201.308 101,78 Văn hoá - thông tin - thể thao 38.380 39.170 102,06
Quản lý nhà nước 101.961 101.890 99,93
Khoa học - công nghệ - môi trường 47.870 47.706 99,66
An ninh - quốc phòng 48.979 49.284 100,62
Hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở xã 84.351 84.270 99,90
Khác 44.120 48.334 109,55
Tổng 866.612 874.411 Trung bình 100,9
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên)
Chi NSNN trong đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên tập trung trên chủ yếu cho các ngành, các lĩnh vực cụ thể như:
- Nông - lâm nghiệp - thuỷ lợi: Tổng chi NSNN trong đầu tư XDCB thực hiện trong 4 năm 2009 - 2012 là 91.243 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,43% tổng vốn ngân sách trong đầu tư XDCB. Tập trung đầu tư cho cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng (nhà làm việc, kênh mương tưới, sân phơi, nhà kho, hệ thống điện, máy bơm, trạm giống…) cho các đơn vị sản xuất giống cây trồng vật nuôi của tỉnh; đầu tư trang thiết bị hệ thống bảo vệ thực vật, thú y. Nhìn chung việc đầu tư đã góp phần hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thiện một bước các cơ sở giống cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm song đầu tư còn manh mún và chưa đồng bộ.
Trong những năm qua công tác tu bổ hệ thống đê điều thường xuyên được quan tâm đầu tư nên hệ thống đê trong tỉnh ngày một vững chắc, chưa xảy ra sự cố lớn trong mùa mưa bão, hệ thống thuỷ nông của tỉnh được đầu tư nâng cấp đã đảm bảo yêu cầu dẫn nước, mở rộng diện tích tưới tiêu, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, một số công trình xác định vị trí xây dựng chưa phù hợp thực tế, chất lượng thi công chưa đảm bảo và một số chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, chính quyền địa phương còn chưa quy định chặt chẽ rõ ràng đã ảnh hưởng tới công tác quy hoạch, giám sát chất lượng quy hoạch.
- Giao thông vận tải: Tổng chi NSNN trong đầu tư XDCB thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2012 cho xây dựng các công trình giao thông là 97.920 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,2% tổng vốn ngân sách trong đầu tư XDCB, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn còn dàn trải, các tuyến đường được đầu tư chủ yếu là cải tạo, nâng cấp mặt, chất lượng nhiều công trình chưa đảm bảo.
- Hạ tầng - đô thị - cấp nước: Tổng chi NSNN trong đầu tư XDCB thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2012 cho hạ tầng - đô thị - cấp nước là 51.189 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,85% tổng vốn ngân sách đầu tư tập trung. trong giai đoạn này đã đầu tư được một số công trình như: Hệ thống cấp nước chữa cháy thành phố Thái Nguyên, bãi chôn rác thải huyện Đại Từ, khu xử lý rác thải thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, nâng công suất nhà máy nước Tích Lương, hạ tầng khu công nghiệp Sông Công...
Hiện nay hệ thống thoát nước đô thị còn nhiều hạn chế và đã bị xuống cấp, không đảm bảo thoát nước nhanh khi có mưa to, tiến độ thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát nước tỉnh Thái Nguyên chậm, nhiều tuyến đường ống cấp nước chưa được đầu tư cải tạo nên tỷ lệ thất thoát nước vẫn còn lớn, công suất của các nhà máy nước hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, nhiều hộ còn chưa được sử dụng nước máy…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan trong việc thực hiện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tuy nhiên do địa bàn rộng, mức hỗ trợ từ ngân sách thấp trong khi đời sống và mức thu nhập của khu vực nông thôn chưa cao nên khả năng đầu tư bị hạn chế; công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của nhân dân về môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên chưa phát huy hết khả năng và nội lực của nhân dân.
- Y tế - xã hội: Các công trình y tế - xã hội, tổng NSNN trong đầu tư XDCB thực hiện giai đoạn 2009 - 2012 là: 62.097 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng vốn NSNN trong đầu tư XDCB; trong đó: đầu tư trung tâm phục hồi chức năng vật lý trị liệu thuộc bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên 3.600 triệu đồng, Cải tạo nâng cấp nhà hành chính và nhà kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên 1.660 triệu đồng, trung tâm y tế huyện Phú Lương 1.460 triệu đồng, đầu tư trạm y tế xã theo đề án chuẩn y tế xã 3.000 triệu đồng, trung tâm quản lý tâm thần: 3.450 triệu đồng; nâng cấp, mở rộng trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Thái Nguyên 5.800 triệu đồng...
Hiện nay diện tích các khoa phòng còn thấp so với quy định và nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng tăng. Hầu hết các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, thiếu thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh hiện đại, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu do đó chưa giảm tải được cho các bệnh viện tuyến trên. Việc đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm, nhất là vấn đề xử lý chất thải rắn và độc hại.
Việc đầu tư phục vụ cho các đối tượng chính sách, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, phát huy truyền thống cách mạng, xoá đói giảm nghèo,..trong những năm vừa qua là một chủ trương đúng và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Do vốn đầu tư còn hạn chế nên mới chỉ khắc phục được một phần tình trạng xuống cấp của các công trình và tình trạng quá tải của các trung tâm; hệ thống đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ của huyện, thành phố, thị trấn, xã, phường chưa có quy hoạch cụ thể và lâu dài nên chiếm nhiều diện tích, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Giáo dục đào tạo và dạy nghề: Tổng chi NSNN trong đầu tư XDCB của các công trình giáo dục đào tạo và dạy nghề trong giai đoạn 2009 - 2012 là: 201.308 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23% tổng vốn ngân sách NN của tỉnh. Qua đây cho thấy, tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đã đầu tư mới và cải tạo được 20 dự án trường Trung học phổ thông nhìn chung các phòng học đã được kiên cố, cao tầng. Ngoài đầu tư cho phòng học còn tăng cường cơ sở vật chất, một số trường đảm bảo các điều kiện cho giảng dạy học tập như nhà hiệu bộ, phòng chuyên môn, thực hành, thiết bị giảng dạy và học tập…Tuy nhiên, đa số các trường vẫn còn thiếu các phòng học chức năng, nhà bộ môn, thiết bị giảng dạy thiếu và chưa đạt yêu cầu về nâng cao chất lượng giảng dạy.
Các trường cao đẳng và các trung tâm dạy nghề: đã đầu tư mới và cải tạo được 8 trường cao đẳng và trung tâm dạy nghề. khối các trường cao đẳng và trung tâm dạy nghề đã có sự phát triển mạnh, đáp ứng một phần nhu cầu học tập nâng cao trình độ, học nghề của nhân dân.
Do chưa có quy hoạch lâu dài nên việc đầu tư vẫn còn manh mún, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Cơ sở vật chất của một số trường chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế. Hiện tại các cơ sở dạy nghề mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ về đào tạo nghề cho các đối tượng đến tuổi lao động, trong khi máy móc, thiết bị thực hành thiếu thốn ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề.
- Văn hoá - thông tin - thể thao: Các công trình Văn hoá - Thông tin - Thể thao, NSNN trong đầu tư XDCB trong giai đoạn 2009 - 2012 là: 39.170 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,5% tổng vốn ngân sách của tỉnh.
Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá với phát triển du lịch, nâng cao một bước đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân: Trùng tu tôn tạo và mở rộng các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh; xây dựng mới nhà văn hoá trung tâm của một số huyện (Phú Lương, Phổ Yên,..), nhà thư viện trung tâm của một số huyện Phú Lương, Phổ Yên…Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng văn hoá từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, chưa dành đất hợp lý cho xây dựng các thiết chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
văn hoá thông tin từ tỉnh đến cơ sở, phương tiện, thiết bị lạc hậu; thiếu các điểm hoạt động văn hoá, hầu hết các huyện vẫn chưa có nhà văn hoá trung tâm độc lập, nhà thư viện, các xã chưa có thư viện, các khu dân cư chưa có điểm đọc sách, báo...
Sau đầu tư cho thông tin, chất lượng báo nói, báo hình và báo đọc đã được nâng lên, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.Tuy nhiên, hệ thống phát thanh, truyền hình từ tỉnh xuống cơ sở còn yếu và thiếu, chưa có nhiều đổi mới, trang thiết bị thiếu đồng bộ, chất lượng truyền hình còn thấp, nhiều vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống phát thanh.
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao được quan tâm đầu tư, góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng và đạt thành tích cao. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của ngành thể dục thể thao hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu phương tiện và trang thiết bị luyện tập, hệ thống sân vận động từ tỉnh xuống huyện không đáp ứng được yêu cầu luyện tập và thi đấu, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát hiện tài năng thể thao còn khó khăn…
- Quản lý nhà nước: Cơ sở vật chất hệ thống quản lý Nhà nước được quan tâm đầu tư đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cơ quan Đảng và chính quyền cấp huyện, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở làm việc của các sở, ban, ngành. Tổng chi NSNN trong đầu tư XDCB giai đoạn 2009 - 2012 là 101.890 triệu đồng đồng, chiếm 11,65% tổng tổng vốn ngân sách của tỉnh.
Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch nên đầu tư còn mang tính chắp vá, đa số khuôn viên trụ sở làm việc của các sở, ban ngành chật hẹp, một số cơ quan phải