Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Các nhân tố khách quan

Điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên

Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại, nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ phải thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dụ án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương.

Ngoài ra, XDCB thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Bênh cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng công trình. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, hay xảy ra lũ lụt thì chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.

Cơ chế, chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật dã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý NSNN trong đầu tư XDCB nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trờ hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương.

Môi trường pháp lý là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong đầu tư XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Hay như sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cấp chính quyền trong việc quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Khả năng về nguồn lực của NSNN

Dự toán về chi NSNN trong đầu tư XDCB được lập luôn luôn dựa vào tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy chi NSNN trong đầu tư XDCB không được vượt quá thu ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương để lập dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào ngân sách trung ương cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.

hái Nguyên trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản

Kinh nghiệm thực tế trong quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB được các nhà nghiên cứu tổng kết lại. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB cần phải rút kinh nghiệm từ các nước và địa phương đi trước.

trong đầu tư xây dựng cơ bản

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Ninh

Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng (cầu, đường, nhiệt điện, xi măng, cảng biển...), hạ tầng kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh có sự cải thiện đáng kể. Nhiều công trình lớn được khởi công. Công tác quy hoạch được quan tâm. Những yếu tố đó là tiến đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đạt được kết quả trên là do Quảng Ninh đã coi trọng công tác lập kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch đầu tư phải gắn chặt chẽ với ngân sách, chính sách và chiến lược phát triển của đất nước, địa phương đồng thời làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, nâng cao chất lượng hệ thống thanh tra chuyên ngành, trung tâm kiểm định chất lượng, mở rộng giám sát của cộng đồng. Thành lập hội đồng tư vấn phản biện của tỉnh để phản biện các dự án công trình trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm các công trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được thanh quyết toán và kiểm toán đúng tiến độ và thời gian. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy các ban quản lý dự án của các ngành và hệ thống quản lý nhà nước về XDCB ở cả 3 cấp, tỉnh, huyện, xã, (phường, thị trấn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình có những nét nổi trội cụ thể:

- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý vốn đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND tỉnh Thái Bình đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND tỉnh Thái Bình là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tư và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Thái Bình trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Ban hành hướng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, các phương pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực đầu tư XDCB.

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm” được phát huy cao, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)