Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên (Trang 25)

6. Kết cấu của đề tài

1.1.3.Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.3.1. Khái niệm

Chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất TSCĐ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ trên địa bàn địa phương.

Nguồn vốn chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương bao gồm: Vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn địa phương, nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn địa phương...

1.1.3.2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ nhất: Chi NSNN trong đầu tư XDCB là khoản chi lớn của NSNN nhưng

không có tính ổn định.

Chi đầu tư XDCB là khoản chi tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Trước hết, chi NSNN cho đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất dịch vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Đồng thời chi NSNN cho đầu tư XDCB còn ý nghĩa là vốn tạo mồi để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, định hướng đầu tư phát triển cho nền kinh tế - xã hội của địa phương, của mỗi quốc gia từng thời kỳ. Quy mô chi NSNN cho đầu tư XDCB phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương theo từng thời kỳ.

Thứ hai: Chi đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm của đầu tư XDCB

Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn chi đầu tư phát triển của NSNN. Do đó, sự vận động của tiền vốn dùng để trang trải chi phí đầu tư XDCB chịu sự chi phối trực tiếp bởi đặc điểm của đầu tư XDCB.

Thứ ba: Chi NSNN trong đầu tư XDCB gắn với đặc điểm của NSNN và đặc

điểm của chi NSNN.

Chi NSNN cho đầu tư XDCB có đặc điểm riêng đó là: người quản lý chi đầu tư XDCB và người sử dụng kết quả đầu tư XDCB có thể tách rời nhau, điều này có thể làm giảm chất lượng công trình đầu tư XDCB, làm khó khăn cho công tác quản lý chi NSNN. Hơn nữa, quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB được phân cấp nhiều trong quản lý, qua nhiều khâu, nhiều cơ quan quản lý lại mang tính sở hữu chung nên khó xác định rõ được thất thoát xảy ra là ở trong khâu nào, điều này đòi hỏi quy trình quản lý, trách nhiệm quản lý phải rõ ràng trong từng khâu quản lý chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.1.3.3. Nội dung của chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa phương bao gồm:

- Chi NSNN cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn thuộc địa phương quản lý như: các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục và đào tạo, y tế, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, các trạm thú y, các công trình văn hóa xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng, khoa học kỹ thuật...

- Các dự án đầu tư của doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật được NSNN hỗ trợ.

- Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch nông thôn...

- Các dự án đầu tư XDCB khác theo quyết định của chính quyền TW, chính quyền địa phương.

1.1.3.4. Vai trò của chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.

Về mặt chính trị, xã hội

Chi NSNN cho đầu tư XDCB tạo điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: đường giao thông tới miền núi, nông thôn, điện, trường học tạo điều kiện phát triển kinh tế các vùng này từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng địa phương. Đồng thời chi đầu tư XDCB cũng tập trung vào các công trình văn hóa để duy trì truyền thống, văn hóa của các địa phương, của quốc gia; đầu tư vào truyền thông nhằm thông tin những chính sách, đường lối của Nhà nước, tạo điều kiện ổn định chính trị của quốc gia; đầu tư XDCB trong lĩnh vực y tế góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân và các dịch vụ công khác cho cộng đồng.

Về mặt kinh tế

Chi đầu tư XDCB góp phần tạo các nhà xưởng mới, thiết bị công nghệ, dây chuyền, sản xuất mới, hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ. Từ đó tăng năng suất láo động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư làm cho tổng cầu tăng theo. Chính vì vậy Chính phủ sử dụng đầu tư như là một biện pháp kích cầu. Khi đầu tư tăng, tăng năng lực sản xuất dẫn tới tổng cầu tăng, kéo theo tổng cung tăng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng, do đó thúc đẩy GDP tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về mặt an ninh, quốc phòng: Kinh tế ổn định và phát triển, các mặt chính trị - xã hội được củng cố và tăng cường là điều kiện quan trọng cho ổn định an ninh, quốc phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, chi NSNN cho đầu tư XDCB để cung cấp các hàng hóa công cộng như: quốc phòng, an ninh, các hoạt động quản lý Nhà nước, xây dựng các công trình giao thông, liên lạc, các công trình mang tính chất phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, các công trình phục vụ phát triển kinh tế quốc gia như điện lực, công nghệ thông tin...Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập, chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp. Vì vậy chi NSNN cho đầu tư XDCB là tất yếu và không thể thiếu ở mọi quốc gia.

1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản

1.2.1. Khái niệm

Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản là quản lý quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước nhà nước

Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Đúng đối tượng: Cấp phát vốn đầu tư XDCB của ngân sách NN được thực hiện theo phương thức cấp phát không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án cần thiết phải đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh...từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế quốc dân.

Nguồn vốn cấp phát đầu tư XDCB của NSNN bao gồm: vốn trong nước của các cấp NSNN, vốn vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan Nhà nước. Nguồn vốn cấp phát đầu tư XDCB của NSNN chỉ được sử dụng để để cấp phát thanh toán cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Các dự án thuộc đối tượng cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN bao gồm: - Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an nin, không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý theo phân cấp quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển như: các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế, trồng rừng đầu nguồn, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu giống mới, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, khoa học...

- Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật được NSNN hỗ trợ.

- Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, vùng, lãnh thổ, ngành (bao gồm cả quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp); quy hoạch sử dụng đất đai cả nước, các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch chi tiết các trung tâm đô thị.

- Các dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện đúng, đầy đủ thủ tục, trình tự đầu tư và xây dựng

Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng công trình. Các dự án đầu tư không phân biệt quy mô và mức độ vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng gồm ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng có thể thực hiện tuần tự hoặc gối đầu, xen kẽ, tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án đầu tư.

Đúng mục đích, đúng kế hoạch, theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi giá dự toán được duyệt.

Nguồn vốn NSNN đầu tư cho các công trình, dự án được xác định trong kế hoạch NSNN hàng năm, dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch xây dựng cơ bản của từng Bộ, ngành, địa phương, từng đơn vị cơ sở và khả năng nguồn vốn của NSNN. Vì vậy, cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN và đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.

Sản phẩm XDCB có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài, kết cấu kỹ thuật phức tạp. Quản lý và cấp vốn theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch nhằm đảm bảo vốn cho quá trình đầu tư XDCB được tiến hành liên tục đúng kế hoạch tiến độ, kiểm tra chặt chẽ được chất lượng từng khối lượng XDCB và chất lượng công trình hoàn thành, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích và có vật tư đảm bảo, tránh ứ đọng, gây thất thoát và lãng phí vốn đầu tư.

Sản phẩm XDCB có tính đơn chiếc, mỗi công trình có một thiết kế và dự toán riêng. Dự toán công trình xây dựng phản ánh những chi phí cần thiết và là giới hạn mức tối đa được cho phép đầu tư xây dựng công trình được xác định trên các cơ sở tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng cơ bản và chính sách, chế độ của Nhà nước. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi NSNN là quản lý theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải dựa vào dự toán đã được duyệt và chỉ trong phạm vi dự toán đã được duyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khối lượng XDCB hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đã thực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, có trong dự toán, có trong kế hoạch XDCB hàng năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.

Mức vốn cấp phát thanh toán theo từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng XDCB hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được cấp phát thanh toán trong phạm vi giá dự toán đã duyệt. Trong trường hợp tổ chức đấu thầu thì mức vốn cấp phát thanh toán là giá trúng thầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng giá trúng thầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu không được vượt dự toán đã được duyệt. Các trường hợp vượt dự toán đòi hỏi chủ đầu tư phải lập dự toán bổ sung, giải trình và chỉ được cấp vốn thanh toán khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Giám đốc bằng tiền

Kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, có hiệu quả là chức năng của tài chính. Thực hiện công tác giám đốc trong quá trình cấp phát vốn đầu tư có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết kiệm, đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự đầu tư và xây dựng, kế hoạch tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành công trình đúng thời hạn để đưa vào sản xuất sử dụng.

Giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với mọi dự án đầu tư, trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, bao gồm giám đốc trước, trong và sau khi cấp phát vốn.

Các nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN là một thể thống nhất, chi phối toàn bộ công tác quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện tiền để để thực hiện lẫn nhau.

1.2.3. Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc hội và Chính phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính (Sở Tài chính ở cấp tỉnh, phòng tài chính cấp huyện và ban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (kho bạc nhà nước các cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, trong đó có quản lý về chi NSNN trong đầu tư XDCB nói riêng. Cụ thể chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương như sau:

Ủy ban nhân dân các cấp

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

- Thực hiện quản lý trong quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật Nhà nước về những quyết định của mình.

Cơ quan tài chính các cấp

- Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh thái nguyên (Trang 25)