Nhóm giải pháp về giá, chiêu thị, phân phố

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu nhu cầu sinh viên sử dụng dịch vụ mạng 3g của công ty thông tin di động (vms) mobifone chi nhánh thừa thiên huế” (Trang 73 - 75)

VMS MOBIFONE CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.3.1 Cam kết, định hướng và mục tiêu phát triển 3G Mobifone

2.3.2.2 Nhóm giải pháp về giá, chiêu thị, phân phố

Mobifone đánh giá là nhà mạng chi tiền nhiều nhất cho các hoạt động truyền thông 3G. Đây là việc cần thiết để giới thiệu dịch vụ khá mới mẻ này đến với người tiêu dùng di động trong buổi đầu ra mắt. Sau gần 3 tháng kể từ ngày khai trương, chi nhánh Mobifone TTH cũng đã có những hoạt động truyền thông rầm rộ như: phối hợp với tổng công ty tổ chức gala 3G; lồng ghép giới thiệu 3G vào chương trình Rockstorm; truyền thông trực tiếp chương trình “3G cho mọi người”… Tuy nhiên Mobifone vẫn chưa thể tạo ta cú huých mạnh mẽ trong việc kích thích nhu cầu sử dụng 3G. Dựa vào kết quả điều tra và quan sát thực tế, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường hoạt động truyền thông về 3G trên các phương tiện truyền

thông đại chúng. Vấn đề này cũng được chúng tôi nêu ra trong phiếu điều tra nhằm tìm hiểu hình thức quảng cáo nào sinh viên cảm thấy thích thú, quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy, nhiều nhất là 67 ý kiến thích hình thức tiếp thị trực tiếp tại các điểm trường bằng việc cho sử dụng thử dịch vụ 3G; 59 ý kiến thích nhà mạng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ý tưởng phát triển 3G trong giới sinh viên với những phần quà thiết thực liên

quan đến 3G và ĐTDĐ 3G. Trong thời gian tới công ty có thể triển khai các hình thức này nhằm kích thích nhu cầu 3G trong sinh viên. Bên cạnh đó thì thực tế cho thấy, số lượng sinh viên nghe Radio là rất lớn, nhà mạng có thể thông qua kênh này để quảng bá 3G bằng việc lồng ghép giới thiệu 3G vào các chương trình thu hút sinh viên như Xone FM, quà tặng âm nhạc…

Thứ hai: Rockstorm là chương trình ca nhạc hàng năm Mobifone tổ chức thay

cho lời cám ơn của công ty dến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế, năm 2010 công ty cần có chiến lược cụ thể để tiếp thị 3G thông qua chương trình thu hút đông đảo sinh viên này.

Thứ ba: Nội dung các chương trình quảng cáo nên nhấn mạnh làm nổi bật khuyến

mãi của nhà mạng đưa ra bởi nó sẽ tác động mạnh mẽ đối với sinh viên – đối tượng thứ hai sau nông – công nhân bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi các chương trình khuyến mãi, đặc biệt là khuyến mãi về giá.

Thứ tư: Theo kết quả điều tra thì vấn đề lớn nhất kìm hãm sinh viên sử dụng 3G

là giá cước dịch vụ. Với định hướng “3G cho mọi người”, nhà mạng cần có chính sách giá đặc biệt cho sinh viên. Việc này sẽ tạo lập thói quen tiêu dùng cho đối tượng này và rất có thể nó sẽ trở thành trào lưu dùng 3G trong sinh viên.

Thứ năm: Cần thay đổi phương thức tính giá cho gói M5 của dịch vụ Mobile

Internet của gói Q-Student từ phương thức tính cước dữ liệu sang cước thuê bao.

Thứ sáu: Cần có sự hỗ trợ giá của công ty cho dịch vụ Fast connect để sinh viên

có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn. Thông qua điểm bán hàng, nhân viên thị trường … để lên kế hoạch nguồn cung thiết bị cho người tiêu dùng, tránh tình trạng hụt hàng như 2 tháng đầu năm 2010.

Thứ bảy: Liên kết với nhà cung cấp ĐTDĐ 3G để phân phối cho khách hàng với

giá rẻ hơn thị trường nhờ vào việc giảm chi phí trung gian và lấy hàng với số lượng lớn, hưởng chiết khấu cao để khách hàng có hiều hơn một sự lựa chọn là tự mua. Bên cạnh đó phải tăng cường thông tin trên các website về tính năng 3G của các loại điện thoại, giảm thiểu tình trạng người tiêu dùng không biết ĐTDĐ của mình có hỗ trợ 3G hay không.

Thứ tám: Với dịch vụ Fasct connect, nhân viên lắp đặt cần chủ động liên lạc lại

với người có nhu cầu để đến lắp đặt và tư vấn tận nơi như Viettel đang làm. Điều này sẽ góp phần không nhỏ làm tăng sự hài lòng khách hàng, nhất là đối với sinh viên. Nó có thể tạo nên một hiệu ứng nhờ vào Buzz Marketing.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu nhu cầu sinh viên sử dụng dịch vụ mạng 3g của công ty thông tin di động (vms) mobifone chi nhánh thừa thiên huế” (Trang 73 - 75)