Nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G Mobifone của sinh viên

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu nhu cầu sinh viên sử dụng dịch vụ mạng 3g của công ty thông tin di động (vms) mobifone chi nhánh thừa thiên huế” (Trang 46 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ 3G CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY THÔNG TIN D

2.2.2.4Nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G Mobifone của sinh viên

Đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên đối với các dịch vụ tiện ích trên nền công nghệ mạng 3G

3G Mobifone chỉ mới chính thức hoạt động từ cuối năm 2009 nên còn quá sớm để kết luận mô hình triển khai 3G nào là lí tưởng nhất tại trường Việt Nam hiện nay, song chắc chắn các dịch vụ hấp dẫn trên nền 3G như điện thoại thấy hình tìm kiếm dựa trên định vị đọc báo qua mạng, truy cập internet tốc độ cao… chính là “các món ăn” được người tiêu dùng chờ đợi.

Nói cách khác dù mạng di động có lựa chọn mô hình kinh doanh nào, phương thức triển khai dịch vụ cụ thể ra sao thì cái mà người tiêu dùng bình thường quan tâm nhất vẫn chỉ là nội dung và các dịch vụ VAS mà họ có thể được hưởng khi công nghệ 3G hoạt động. Khi mà diện phủ sóng và chất lượng tín hiệu không có sự khác biệt quá lớn giữa các mạng thì yếu tố đẩy người tiêu dùng tới quyết định lựa chọn mạng này thay vì mạng khác chính là các dịch vụ và các nội dung mà nhà mạng cug cấp.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc đầu tư thích đáng cho dịch vụ nội dung chính là chìa khóa then chốt làm nên thành công trên con đường 3G hóa. Bởi “nội dung và dịch vụ VAS chính là tương lai của vễn thông nói chung và 3G nói riêng. Khi doanh thu từ các dịch vụ truyền thống như thoại và tin nhắn giảm sút các nhà mạng buộc lòng phải tìm đến những kênh doanh thu mới. Đây chính là cơ hội vàng để các tiện ích dữ liệu, các dịch vụ nội dung lên ngôi”, ông Tim Greisinger, Phó chủ tịch bộ phận viễn thông phụ trách các thị trường đang phát triển của IBM nhận định.

Số liệu thống kê của mạng Mobifone trong năm 2009 cho thấy có tới 70% người dùng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nội dung và 23% trong số này sẵn sàng trả tiền khi dùng dịch vụ. Năm 2008, nhóm các dịch vụ nội dung như nhạc chuông tư vấn xổ

doanh thu của toàn mạng. Khá nhiều CP như VietnamNet, VASC, VTC, GAPIT… đã đạt được doanh thu trên 1 tỷ/tháng từ việc cung cấp các dịch vụ VAS trên nền Mobifone. Nói như ngôn ngữ marketing thì mọi chính sách đều phải được bắt đầu từ một sản phẩm tốt. Tốt ở đây không chỉ là chất lượng mà còn là sự phong phú đa dạng.

Nhiều người tin rằng nội dung và dịch vụ VAS chính là trái tim của 3G. Và nhà mạng cần tạo ra một hệ sinh thái cho mọi ý tưởng sáng tạo đề được tham gia cuộc chơi, kể cả giới học sinh, sinh viên. Chỉ có như vậy 3G mới có thể cất cánh và trở thành một điểm đến mà người tiêu dùng muốn ghé thăm, muốn dừng chân và gắn bó lâu dài.

Để khách hàng có thể nhận biết về dịch vụ mạng 3G thôi thì chưa đủ, vì thế bên cạnh tăng cường các hoạt động tiếp thị thì vấn đề cốt lõi của nhà mạng là phải cung cấp các dịch vụ được khách hàng quan tâm. Dựa trên những tìm hiểu về nền công nghệ mạng 3G trên thế giới cũng như những dịch vụ có thể khai thác, đề tài đưa ra lấy ý kiến khách hàng với 15 dịch vụ sau: truyền hình dữ liệu tốc độ cao; truyền hình trực tuyến; tải nhạc, phim theo yêu cầu (có phí); Internet tốc độ cao; thanh toán trực tuyến; quảng cáo trên ĐTDĐ; thương mại DĐ; trò chơi trực tuyến trên ĐTDĐ; ứng dụng điều khiển từ xa; xem sách trên ĐTDĐ (có bản quyền); mạng xã hội trên ĐTDĐ; điện thoại thấy hình; tìm bản đồ trực tuyến; nhắn tin đa phương tiện; truy cập internet băng rộng di động thông qua máy tính. Số lượng dịch vụ có thể khai thác trên nền công nghệ 3G là rất phong phú, tuy nhiên với những giới hạn cho phép, đề tài chỉ tìm hiểu quan tâm của khách hàng về 15 dịch vụ nêu trên. Kết quả khảo sát 140 khách hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 8: Mức độ quan tâm của sinh viên đối với các dịch vụ 3G

Sản phẩm Thái độ của khách hàng

Không quan tâm

Ít quan tâm

Quan tâm Quan tâm nhiều

Rất quan tâm

SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng TL (%) 1. Truyền hình dữ liệu tốc độ cao 40 28.6 57 40.7 29 20.7 12 8.6 2 1.4 2. Truyền hình trực tuyến 21 15 48 34.3 50 35.7 21 15 0 0 3. Tải nhạc, phim

theo yêu cầu (có phí) 12 8.6 48 34.3 53 37.9 24 17.1 3 2.1

4. Internet tốc độ cao 0 0 0 0 1 0.7 58 41.4 81 57.9

5. Thanh toán trực

tuyến 52 37.1 53 37.9 24 17.1 11 7.9 0 0

6. Quảng cáo trên

ĐTDĐ 99 70.7 39 27.9 2 1.4 0 0 0 0 7. Thương mại DĐ 89 63.6 51 36.4 0 0 0 0 0 0 8. Trò chơi trực tuyến trên ĐTDĐ 76 54.3 44 31.4 9 6.4 3 2.1 8 5.7 9. Ứng dụng điều khiển từ xa 103 73.6 30 21.4 4 2.9 3 2.1 0 0 10. Xem sách trên ĐTDĐ (có bản quyền) 8 5.7 25 17.9 58 41.4 45 32.1 4 2.9 11. Mạng xã hội trên ĐTDĐ 18 12.9 57 40.7 39 27.9 26 18.6 0 0

12. Điện thoại thấy

hình 0 0 0 0 21 15 66 47.1 53 37.9 13. Tìm bản đồ trực tuyến 90 64.3 44 31.4 1 0.7 5 3.6 0 0 14. Nhắn tin đa phương tiện 9 6.4 34 24.3 58 41.4 36 25.7 3 2.1 15. Truy cập internet bằng BRDĐ 0 0 0 0 15 10.7 70 50 55 39.3

(Nguồn số liệu điều tra)

Nhận xét một cách tổng quát thì giới sinh viên Huế tỏ ra quan tâm tới các dịch vụ tiện ích 3G, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với nhà mạng. Tuy nhiên đã có sự khác nhau rõ rệt giữa các mức độ quan tâm của khách hàng đối với các dịch vụ. Cụ thể, khách hàng tỏ ra quan tâm hơn cả đến dịch vụ internet tốc độ cao với 81 sinh viên chọn “rất quan tâm” cho câu hỏi đặt ra chiếm 57.9%; 58 sinh viên chọn “quan tâm nhiều” chiếm 41.4%. Đây là điều đã được nhà mạng dự đoán trước khi triển khai 3G tại Việt Nam thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế của sinh viên cũng

thấy sinh viên tỏ ra quan tâm đến dịch vụ điện thoại thấy hình và truy cập internet bằng băng rộng di động. Bên cạnh đó, một số dịch vụ tiềm năng có thể khai thác trên nền công nghệ mạng 3G cũng được đề tài đưa vào để xem xét thái độ khách hàng, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan khi mà một số lượng lớn sinh viên tỏ ra “không quan tâm” và “ít quan tâm” đến nhiều dịch vụ như: quảng cáo trên ĐTDĐ, thương mại DĐ, ứng dụng điều khiển từ xa, tìm bản đồ trực tuyến... với trên 60% số sinh viên được phỏng vấn tỏ ra không quan tâm. Có thể thấy, với số lượng mẫu không lớn là 140 với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện nhưng kết quả thu về cũng đã mang được tính đại diện cao cho toàn bộ sinh viên. Vấn đề này cần được công ty cân nhắc trong việc đề ra chính sách sản phẩm phù hợp hơn với nhóm khách hàng mục tiêu này.

Để đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên đối với các dịch vụ 3G Mobifone, đề tài tiến hành khảo sát trên 140 sinh viên với thang đo likert 5 mức độ được đưa ra, cụ thể là: 1- không quan tâm; 2- ít quan tâm; 3- quan tâm; 4-quan tâm nhiều; 5- rất quan tâm. Độ tin cậy 95%. Bảng kết quả kiểm định số 9.

Bảng 9: Kiểm định giá trị trung bình kết quả đo lường mức độ quan tâm của sinh viên đối với các dịch vụ 3G

Sản phẩm GTTB GTKĐ Mức ý nghĩa (Sig.)

1. Truyền hình dữ liệu tốc độ cao 2.14 2 0.102

2. Truyền hình trực tuyến 2.51 3 0.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Internet tốc độ cao 4.57 5 0.000

5. Thanh toán trực tuyến 1.96 2 0.586

6. Quảng cáo trên ĐTDĐ 1.31 1 0.000

7. Thương mại DĐ 1.36 1 0.000

8. Trò chơi trực tuyến trên ĐTDĐ 1.74 2 0.004

9. Ứng dụng điều khiển từ xa 1.34 1 0.000

10. Xem sách trên ĐTDĐ (có bản quyền) 3.09 3 0.271

11. Mạng xã hội trên ĐTDĐ 2.52 3 0.000

12. Điện thoại thấy hình 4.23 4 0.000

13. Tìm bản đồ trực tuyến 1.44 1 0.000

14. Nhắn tin đa phương tiện 2.93 3 0.359

15. Truy cập internet bằng băng rộng DĐ 4.29 4 0.000

(Nguồn số liệu điều tra)

Bảng kết quả kiểm định cho thấy, các dịch vụ 1, 5, 10 và 14 có mức ý nghĩa Sig.> 0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0, tức là GTTB = GTKĐ, hay trên thực tế thì sinh viên tỏ ra ít quan tâm đối với dịch vụ 5 và 10, quan tâm đối với dịch vụ 10 và 14. Các dịch vụ còn lại có mức Sig < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, tức đã có sự khác nhau giữa các mức độ quan tâm của khách hàng hay nói cách khác, ý kiến của khách hàng phân tán đồng đều trên các mức độ khác nhau của thang đo.

Kết quả điều tra một lần nữa cho thấy, với điểm trung bình đạt 4.57 điểm trên thang điểm 5, dịch vụ internet tốc độ cao đặc biệt được sinh viên rất quan tâm. Nhìn chung thì trong thời đại mà công nghệ phát triển từng ngày như hiện nay thì việc tìm kiếm thông tin qua internet trở thành một nhu cầu bức thiết. Vì thế với việc khai thác dịch vụ internet tốc độ cao thông qua ĐTDĐ trở thành dịch vụ được người dùng chờ đợi và quan tâm là điều tất yếu. Đặc biệt đối với sinh viên, có thể nói là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những thay đổi về công nghệ và đặc biệt khi mà nền giáo dục đại học đang được dần dần thay đổi phương pháp học với việc sinh viên chủ động học, chủ động tìm hiểu tài liệu thì internet đã trở thành cổng thông tin vạn năng. Với những ưu việt của tính di động, tiện lợi, hữu dụng và với mức độ quan tâm cao của sinh viên theo như kết quả điều tra, dịch vụ internet tốc độ cao hứa hẹn một cơ hội doanh thu lớn cho nhà mạng từ thị trường tiềm năng này. Tương tự, với những mới lạ, hấp dẫn từ dịch vụ điện thoại thấy hình và những tính năng ưu việt từ dịch vụ truy cập internet bằng băng rộng di động, hai dịch vụ này cũng đang được sinh viên tỏ ra quan tâm

nhiều với điểm trung bình trên 4.2 điểm. Đây sẽ là căn cứ cho những quyết định của nhà mạng trong việc tập trung nguồn lực kích cầu cho 3G trong thời gian tới.

Theo kinh nghiệm triển khai 3G của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Pháp (OFT – Orange France Telecom) thì muốn 3G thành công tại Việt Nam, nhà mạng cần chọn đúng dịch vụ thiết thực để cung cấp. Tức là có rất nhiều dịch vụ nội dung sử dụng nền tảng 3G nhưng quan trọng nhất là phải biết loại dịch vụ nào phù hợp với thị hiếu đối tượng khách hàng. Vì thế với những giới hạn về nguồn lực, muốn đạt được hiệu quả cao từ thị trường sinh viên , Mobifone cần biết tập trung vào những dịch vụ mà sinh viên thực sự quan tâm. Đây là vấn đề mấu chốt để công ty có thể sử dụng các nguồn lực hiệu quả, tránh tình trạng dàn trãi lãng phí.

Theo kết quả điều tra khi được hỏi “trong các dịch vụ trên, bạn quan tâm đến dịch vụ nào nhất” thì ta thấy có sự khác biệt rõ rệt đối với việc lựa chọn các dịch vụ được quan tâm nhất. Cụ thể, có đến 62 sinh viên, chiếm tỷ lệ cao nhất với 44.3% quan tâm nhất đến dịch vụ internet tốc độ cao; 36 sinh viên chọn dịch vụ truy cập internet bằng băng thông di động; 27 sinh viên chọn dịch vụ điện thoại thấy hình. Kết quả này phù hợp với kết quả của câu hỏi về các dịch vụ quan tâm. Trong số những người được hỏi thì họ sẽ sử dụng dịch vụ quan tâm nhất đó vào mục đích công việc với 102 ý kiến chiếm 72.9%; 8 ý kiến chọn mục đích giải trí chiếm 5.7%; 30 ý kiến chọn mục đích trải nghiệm thử dịch vụ với 21.4%. Tổng hợp số liệu ở bảng 10.

Bảng 10: Dịch vụ được sinh viên quan tâm nhất

Dịch vụ được quan tâm nhất số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Truyền hình trực tuyến 5 3.6

2. Tải nhạc, phim theo yêu cầu (có phí) 3 2.1

3. Internet tốc độ cao 62 44.3

4. Trò chơi trực tuyến trên ĐTDĐ 1 0.7

6. Xem sách trên ĐTDĐ (có bản quyền) 1 0.7

7. Mạng xã hội trên ĐTDĐ 1 0.7

8. Điện thoại thấy hình 27 19.3

9. Tìm bản đồ trực tuyến 1 0.7

10. Nhắn tin đa phương tiện 1 0.7

11. Truy cập internet bằng băng rộng DĐ 36 25.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 140 100

(Nguồn số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho câu hỏi “Mục đích quan trọng nhất nếu bạn sử dụng dịch vụ đó (dịch vụ quan tâm nhất)” chỉ ra rằng, đa số sinh viên chọn sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao và Fast connect đều vì mục đích công việc thông qua việc khai thác các cổng thông tin đa dạng từ internet. Cụ thể là có đến 62 sinh viên chiếm 60.8% trong tổng số 102 sinh viên chọn các dịch vụ quan tâm nhất cho mục đích công việc. Con số này với dịch vụ Fast connect là 36 sinh viên chiếm 35.3%. Bên cạnh đó có đến 26 sinh viên (86.7%) trong tổng số 30 sinh viên chọn dịch vụ điện thoại thấy hình cho mục đích trải nghiệm thử dịch vụ vì tính mới lạ, hấp dẫn của dịch vụ.

Như vậy, căn cứ vào các kết quả xử lí trên, công ty cần có những định hướng trong việc phát triển dịch vụ sao cho người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn được tối đa nhu cầu tìm kiếm khi sử dụng dịch vụ. Nhìn chung, căn cứ vào điều kiện thực tế của sinh viên, hầu hết đều có ĐTDĐ tuy nhiên không phải tất cả họ đều có thể tiếp cận internet bằng ADSL. Tính ưu việt của internet tốc độ cao và fast connect là tính tiện lợi cao, phục vụ được nhu cầu tìm kiến thông tin mọi lúc mọi nơi của người dùng. Bên cạnh đó thì với những tiện ích mới lạ của Video call hấp dẫn sinh viên, Mobifone cần có những hướng di đúng đắn để khai thác hiệu quả những gói dịch vụ này trong thời gian tới.

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ 3G Mobifone của sinh viên

Thái độ của khách hàng đối với các dịch vụ mạng 3G, quan tâm hay không quan tâm là rất quan trọng song vẫn chưa đủ để tạo ra động lực sử dụng dịch vụ. Vấn đề là, khi công ty đủ điều kiện đưa các sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng có thực sự

dùng nó hay không hay đơn giản chỉ quan tâm để làm phong phú thêm vốn hiểu biết về công nghệ của mình.

Để đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ 3G Mobifone của sinh viên, đề tài tiến hành khảo sát trên 140 sinh viên với kết quả cho ra như sau. Hầu hết sinh viên được khảo sát đều sẵn sàng sử dụng các dịch vụ 3G Mobifone, đặc biệt đới với dịch vụ họ tỏ ra quan tâm trong phần trên. Cụ thể thì, đối với dịch vụ internet tốc độ cao chỉ có 1 sinh viên chiếm 0.7% trả lời là không có nhu cầu sử dụng dịch vụ, còn lại 139 sinh viên trả lời có nhu cầu, phần lớn trong số đó cho biết họ sẽ sử dụng thường xuyên (vài lần/ngày) với 45 sinh viên, chiếm 32.1% và 70 sinh viên trả lời yêu thích, sử dụng thường xuyên chiếm 50%. Tương tự, với hai dịch vụ đối tượng tỏ ra quan tâm nhiều thì kết quả điều tra cũng cho thấy, có 52 sinh viên chiếm 37.1% cho biết yêu thích, dùng rất thường xuyên đối với dịch vụ điện thoại thấy hình và mức độ sẵn sàng sử dụng này đối với dịch vụ truy cập internet băng rộng di động là 57 sinh viên, chiếm 40.7%. Kết quả trái ngược với các dịch vụ quảng cáo trên ĐTDĐ, thương mại di động với trên 52% số sinh viên điều tra trả lời hoàn toàn không có nhu cầu. Kết quả thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu nhu cầu sinh viên sử dụng dịch vụ mạng 3g của công ty thông tin di động (vms) mobifone chi nhánh thừa thiên huế” (Trang 46 - 61)