Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 28 - 34)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

1.1.5. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nước nhận đầu tư

1.1.5.1. Tác động tích cực a. Bổ sung vốn

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào vào tình trạng: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu nhập thấp. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của nghèo đói vì không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác.

Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động vv...Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để góp phần tạo nên điểm đột phá, khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ cho FDI.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b.Chuyển giao công nghệ

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường... Do vậy, về lâu dài, đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư.

FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài.

c. Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực

FDI đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc. Điều đó góp phần đáng kể làm giảm bớt nạn thất nghiệp, giúp các nước đang phát triển triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào.

Bên cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc là ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng được một đội ngũ công nhân, nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, có kỷ luật cao.

Đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư tham gia quản lý hoặc phụ trách kỹ thuật trong các dự án FDI trưởng thành nhiều mặt. Phần lớn số lao động cấp cao này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoài nước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoài. Đặc biệt với hình thức doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư của nước chủ nhà tham gia quản lý cùng các nhà đầu tư nước ngoài nên có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của mình lên

d. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ là đòi hỏi của sự phát triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Thông qua đầu tư, các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư mà phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì:

Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư.

Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế.

Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.

e. Góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế

- FDI đối với cung cầu hàng hóa trong nước

Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày càng tăng thì các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước. Trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước, chủng loại hàng hóa phong phú, từ hàng tiêu dùng cá nhân, hàng tiêu dùng gia đình đến hàng tiêu dùng cao cấp.

- FDI đối với xuất nhập khẩu.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nước nhận đầu tư cải thiện cán cân thương mại.

Do nhu cầu hàng hóa trong nước được đáp ứng tốt hơn và có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc thiết bị, công cụ sản xuất tăng.

FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán nói chung. Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các nguồn thu khác trong cán cân vãng lai cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ hoạt động FDI. Các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư thu ngoại tệ được mở rộng và phát triển. Khách quốc tế đến các nước đang phát triển với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng lên, dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng không, … cũng theo đó mà phát triển.

- FDI đối với tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước

FDI giúp các nước nhận đầu tư tăng GDP. Ở nhiều nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn FDI thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn trong nước. Chính vì vậy, FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ngày càng tăng. Khu vực này liên tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

FDI cũng góp phần tăng thu cho ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng.

f. Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới

Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nhận đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn. Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được thị trường thế giới.

Như vậy, FDI đã vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư. Ở nhiều nước kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

g. Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Quan hệ đầu tư góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển. Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và hiệu quả của các dự án FDI là cơ sở để các nước đang phát triển thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như ODA, tín dụng quốc tế,...

Quan hệ thương mại của các nước mở rộng theo quá trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp này trong giai đoạn xây dựng cơ bản có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này lại có nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoại thương của nước nhận đầu tư được mở rộng cả về chủng loại hàng hóa cũng như thị trường nhờ rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Thông qua các dự án FDI, nhất là các dự án của các công ty đa quốc gia, các nước đang phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuất thế giới.

Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển. Nền kinh tế trong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác kinh tế song phương, đa phương.

1.1.5.2. Tác động tiêu cực

- Giảm sút năng lực sản xuất của các công ty địa phương

Cùng với đó, sự gia tăng dòng vốn FDI cũng tạo nên những nỗi lo mới: sự chèn lấn của doanh nghiệp FDI với các thành phần kinh tế khác trên thị trường thương mại và trong khu vực sản xuất. Hầu như ở lĩnh vực nào cũng thấy sự có mặt của doanh nghiệp FDI, từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, đến sản xuất thép, rồi du lịch, khách sạn. Các sản phẩm của doanh nghiệp FDI tràn lan trên thị trường từ kẹo bánh, nước giải khát, đến mỹ phẩm...

- Tăng cường Độc quyền nếu không có một hệ thống chính sách cạnh tranh - Mặt trái của công nghệ lạc hậu

Nước nhận đầu tư có thể sẽ nhận được nhiều kỹ thuật lạc hậu không thích hợp. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, máy móc công nghệ ở chính quốc nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ.

Mặt khác, vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sự dụng lao động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động sẽ tăng dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:

+ Giá trị thực của những máy móc chuyển giao khó xác định. Do đó nước nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.

+ Gây tổn hại môi trường sinh thái.

+ Chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao làm cho sản phẩm khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Chảy máu chất xám. Vì các doanh nghiệp FDI thường trả lương cao hơn, do vậy, nhiều lao động, kỹ sư, chuyên gia giờ đã rời bỏ các doanh nghiệp trong nước để chạy sang làm việc cho các doanh nghiệp FDI. Quá trình này thường được gọi là “hiện tượng chảy máu chất xám”.

- Làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng,giữa nông thôn và thành thị và sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị. Vì mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất, đó là các vùng kinh tế phát triển, nhiều ưu đãi, cơ sở hạ tầng phát triển,…

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI của Đức vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 28 - 34)