5. Kết cấu và nội dung của luận văn
4.3.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng
Mục đích của việc cải thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng là:
Thứ nhất, Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty Đức cũng như công ty nước ngoài nói chung ở Việt Nam
Thứ hai, cải thiện cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Các vấn đề liên quan đến củng cố cơ sở hạ tầng cần được chú ý đến như vấn đề giao thông trong đô thị, tăng cường hiệu quả trong vận tải và lưu thông, cải thiện lĩnh vực điện lực, cải thiện môi trường thông tin viễn thông quốc tế, xử lý nước thải, chất thải công nghiệp.
Trong thời gian tới, Việt nam đã và đang triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm như: Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, Dự án đường sắt Việt Nam, Dự án mở đường bay trực tiếp giữa Berlin và Hà Nội, Dự án sân bay Long Thành sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam. Và dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong vòng 10 năm tới sẽ rất lớn, tương đương khoảng 11% GDP mỗi năm; trong khi ngân sách nhà nước của Việt Nam chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu này. Do vậy, đây là những cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Đức tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như: đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, sân bay... dưới các hình thức đầu tư phù hợp như BOT, BT, BTO, PPP. Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn này từ các nhà đầu tư Đức thông qua việc điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư Đức đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Cụ thể:
- Xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) theo hướng lồng ghép, thống nhất vào một Nghị định với nội dung minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng, phù hợp thông lệ quốc tế.
- Khẩn trương khắc phục những bất cập hiện nay trong vấn đề phí sử dụng kết cấu hạ tầng theo hướng đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư, nâng cao cam kết chuyển đổi ngoại tệ, tăng cường biện pháp hỗ trợ giải phóng mặt bằng tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư.
Về hỗ trợ phát triển: Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp nên nhu cầu và định hướng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển của Đức phải được tập trung ưu tiên hơn vào việc nâng cao chất lượng và tính bền vững của sự phát triển. Theo đó, các lĩnh vực như đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, khu kinh tế, cải tạo môi trường đô thị của một số thành phố lớn, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu hóa thạch, y tế chất lượng cao, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao, hợp tác phát triển khoa học công nghệ là những lĩnh vực mà Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ và kinh nghiệm của phía Đức.