Kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia

- Chính sách đầu tư qua các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội:

Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1985 - 1987, Malaysia khuyến khích thu hút FDI trong ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, các dự án đầu tư tạo việc làm, đầu tư mở rộng, cải thiện cơ cấu ngành công nghiệp và phát triển tại các khu vực nông thôn. Từ năm 1996, Malaysia đã chuyển hướng khuyến khích đầu tư cho các dự án có công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao, có liên kết công nghiệp. Hiện tại, Malaysia khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, quang điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến, thực hiện chuyển sang định hướng thu hút ĐTNN có chất lượng.

- Cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài theo định hướng

Nhằm mục tiêu thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, cơ chế cấp phép tại Malaysia được quy định như sau: để bắt đầu một dự án sản xuất mới, nhà đầu tư nước ngoài cần có Giấy phép sản xuất và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiêu chí phê duyệt dự án đầu tư ở Malaysia được xây dựng dựa trên tỷ lệ vốn đầu tư cho mỗi lao động (C/E). Các dự án có tỷ lệ C/E nhỏ hơn 55.000 RM được xác định là dự án sử dụng nhiều lao động và do đó không đủ điều kiện cấp giấy phép sản xuất để nhận ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, một dự án sẽ được xem là ngoại lệ so với quy định trên nếu đáp ứng ít nhất một trong 3 tiêu chí sau: giá trị gia tăng là 30% trở lên; có chỉ số MTS (tỷ lệ cán bộ quản lý, kỹ thuật và giám sát trên tổng số nhân viên) từ 15% trở lên;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dự án liên quan đến các hoạt động hoặc sản xuất các sản phẩm trong “Danh sách các sản phẩm và hoạt động được khuyến khích - Công ty công nghệ cao”; hoặc trước đây công ty đã được cấp giấy phép sản xuất.

Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các ưu đãi như giảm 10% thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Nhằm tạo việc làm và khuyến khích đầu tư mở rộng của doanh nghiệp, Malaysia đã đưa ra điều kiện để được hưởng ưu đãi là lao động thường xuyên từ 500 người trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu RM trở lên.

Từ năm 2006 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các ưu đãi cơ bản về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất được thực hiện trên nền chính sách “nhà đầu tư tiên phong” và chính sách “trợ cấp thuế đầu tư”. Việc xác định tình trạng nhà đầu tư tiên phong hoặc đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ cấp thuế đầu tư dựa trên những tiêu chí như: mức độ giá trị gia tăng, công nghệ được sử dụng và các mối liên kết công nghiệp của dự án.

- Quy trình, thủ tục đầu tư:

Để bắt đầu một dự án sản xuất mới tại Malaysia, nhà đầu tư nước ngoài ngoài việc cần được ủy ban Doanh nghiệp của Malaysia (CCM) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải được Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia (MIDA) phê duyệt giấy phép sản xuất. Các công ty sản xuất với vốn góp cổ đông từ 2,5 triệu RM trở lên hoặc sử dụng từ 75 lao động toàn thời gian trở lên phải xin giấy phép sản xuất.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)