Kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan

- Chính sách đầu tư qua các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội

Từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990, Thái Lan ý thức được sự cần thiết phải mở cửa hơn nữa và tăng cường sự cạnh tranh của nền kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế. Tuy vậy, một số lĩnh vực vẫn duy trì hạn chế tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1996 - 1997, để cải thiện môi trường đầu tư, Thái Lan tăng cường tính minh bạch hóa, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế từng thời kỳ đưa ra các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện tại, Thái Lan rất chú trọng tới phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các hoạt động R&D, dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo…

- Cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài theo định hướng:

Cơ chế cấp phép: áp dụng chính sách hai giấy phép gồm Giấy phép kinh doanh và Giấy phép ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tiên, nhà đầu tư phải xin Giấy phép kinh doanh. Sau khi đi vào hoạt động, nếu dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài xin cấp Giấy phép ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, hà đầu tư có thể tiến hành song song việc xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép ưu đãi đầu tư.

Nhằm bảo hộ hàng hóa trong nước, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài muốn nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc hàng hóa đầu vào sẽ phải nộp Hồ sơ xin phê duyệt Danh mục máy móc thiết bị nhập khẩu và hàng hóa là nguyên liệu đầu vào tới cơ quan quản lý đầu tư. Chỉ những loại máy móc thiết bị và hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đảm bảo chất lượng, yêu cầu thì mới được phép nhập khẩu.

Ngành, lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi: Ủy ban đầu tư là cơ quan cấp ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Các dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư phải thuộc địa bàn và lĩnh vực ưu đãi do Chính phủ quy định. Thái Lan chia đất nước ra làm 3 vùng 1, 2, 3 và phân loại các hoạt động khuyến khích đầu tư thành 7 nhóm để áp dụng các chính sách ưu đãi khác nhau. Theo từng thời kỳ, Ủy ban đầu tư công bố hình thức, quy mô cũng như các điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, Thái Lan còn áp dụng ưu đãi cho các dự án mở rộng đầu tư, dự án đổi mới công nghệ, dự án thân thiện với môi trường, dự án sử dụng năng lượng thay thế, dự án đầu tư cho R&D, ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển từ địa bàn thuộc Vùng 1, 2 sang địa bàn thuộc Vùng 3.

- Quy trình, thủ tục đầu tư

Thông thường, để được phép hoạt động kinh doanh và hưởng ưu đãi đầu tư tại Thái Lan, nhà đầu tư nước ngoài cần phải có hai giấy phép gồm: Giấy phép thành lập doanh nghiệp và có thể cần thêm giấy phép kinh doanh nước ngoài (áp dụng đối với một số hoạt động kinh doanh) và Giấy phép ưu đãi đầu tư. Sau đó khi đi vào hoạt động nếu đáp ứng được các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài xin chứng nhận ưu đãi đầu tư tại BOI. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tiến hành song song việc xin phép tại Bộ Thương mại Thái Lan và BOI.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 37 - 39)