Giai đoạn 2004-2007

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 51 - 55)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.1.3. Giai đoạn 2004-2007

3.1.3.1. Có nhiều sự kiện đặc biệt, ảnh hưởng tới vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt nam nói riêng

Đây là giai đoạn mà Việt Nam có nhiều bước ngoặt quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng tới vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể:

- Năm 2005: Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005. Đây là một bước tiến quan Việt trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Nam, mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

- Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số : 143/2005/QĐ-TTg về Đề án Tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu và chương trình hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu đến 2010 và định hướng tới 2015. Trong đó nêu rõ: “Chính phủ Đức đã ưu tiên hỗ trợ phát triển cho Việt Nam về cải cách kinh tế, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghèo. Tuy nhiên, đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào Việt Nam chưa nhiều, do đó đồng thời với việc phát triển quan hệ thương mại, cần chú trọng khai thác tiềm lực khoa học và công nghệ của Đức, nhất là các ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, điện tử, viễn thông, sinh học… công nghệ cao. Đồng thời chú trọng hợp tác giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại học, đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật lành nghề thông qua quan hệ hợp tác đầu tư với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của nước này, nhất là trong lĩnh vực cơ khí, hóa chất”.

- Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO

Do vậy, đầu tư Đức vào Việt Nam giai đoạn 2004 - 2007 có sự chuyển biến tốt hơn, phù hợp với mục tiêu của Chính Phủ về việc thu hút đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam

3.1.3.2. Tình hình đầu tư của Đức vào Việt Nam

Kể từ năm 2005, số lượng dự án đầu tư hàng năm đã bắt đầu tăng lên đáng kể nhưng mới chỉ ở mức trung bình khoảng 16 dự án/năm và với tổng vốn đầu tư đạt 85,5 triệu USD/năm.

Ngày 28/03/2006, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt- Đức lần thứ 6 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa liên bang Đức tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27/03/2006 với mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam. Theo các số liệu công bố tại cuộc họp, tính tới thời điểm này, Đức đã có 69 dự án (DA) đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 343,5 triệu USD; xếp thứ 5 trong số các nước thành viên EU và thứ 20/69 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Và theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau diễn đàn sẽ có một làn sóng đầu từ mạnh mẽ từ Đức; tổng vốn đầu tư có thể lên đến hàng trăm triệu USD.

Cụ thể, vào năm 2007, Đức đã đầu tư thêm 13 dự án mới, với tổng số vốn đăng ký mới lên tới 49.361 triệu USD, xếp thứ 19/43 quốc gia đầu tư vào Việt Nam năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 01/01/2007- 22/12/2007

TT Quốc gia Số dự án (Dự án) Số vốn đăng ký (Nghìn USD)

Tổng số % Tổng số % 1 Ai-len 2 0.138% 3,827 0.021% 2 Ấn Độ 3 0.208% 6,170 0.035% 3 Béc-mu-đa 1 0.069% 15,500 0.087% 4 Bê-li-xê 1 0.069% 10,000 0.056% 5 Bờ-ru-nây 16 1.107% 62,921 0.352% 6 Căm-pu-chia 1 0.069% 1,000 0.006% 7 Ca-na-da 6 0.415% 145,022 0.812% 8 CHLB Đức 13 0.900% 49,361 0.276% 9 CHND Trung Hoa 115 7.958% 460,475 2.579% 10 Cộng hòa Séc 5 0.346% 13,313 0.075% 11 Đặc khu HC Hồng Kông (TQ) 68 4.706% 238,820 1.337% 12 Đặc khu HC Ma Cao (TQ) 1 0.069% 18,000 0.101% 13 Đài Loan 211 14.602% 1,735,583 9.720% 14 Đan Mạch 9 0.623% 4,146 0.023% 15 Hà Lan 12 0.830% 154,840 0.867% 16 Hàn Quốc 405 28.028% 4,463,152 24.995% 17 Hoa Kỳ 62 4.291% 358,281 2.007% 18 In-đô-nê-xi-a 5 0.346% 15,300 0.086% 19 I-ta-li-a 4 0.277% 49,636 0.278% 20 I-xra-en 2 0.138% 1,120 0.006% 21 Lào 1 0.069% 25,000 0.140%

22 Liên bang Nga 5 0.346% 9,941 0.056%

23 Ma-lai-xi-a 45 3.114% 1,091,239 6.111% 24 Ma-ri-ti-us 3 0.208% 6,900 0.039% 25 Na Uy 1 0.069% 3,200 0.018% 26 Nhật Bản 154 10.657% 965,165 5.405% 27 Niu Di-lân 2 0.138% 35,000 0.196% 28 Ô-xtrây-li-a 34 2.353% 118,083 0.661% 29 Pa-na-ma 2 0.138% 2,500 0.014% 30 Phần Lan 2 0.138% 17,100 0.096% 31 Pháp 19 1.315% 158,423 0.887% 32 Phi-li-pin 6 0.415% 26,220 0.147%

33 Quần đảo Cay-men 6 0.415% 155,152 0.869%

34 Quần đảo Virgin thuộc Anh 56 3.875% 4,267,652 23.901%

35 Samoa 16 1.107% 210,600 1.179%

36 Síp 1 0.069% 1,504 0.008%

37 Thái Lan 24 1.661% 285,096 1.597%

38 Thụy Điển 4 0.277% 1,340 0.008%

39 Thụy Sỹ 4 0.277% 2,225 0.012%

40 Vương quốc Anh 18 1.246% 47,036 0.263%

41 Xin-ga-po 84 5.813% 2,614,185 14.640%

42 Xlô-vê-ni-a 2 0.138% 4,000 0.022%

43 Các quốc gia khác 14 0.969% 1,867 0.010%

Tổng cộng 1,445 100% 17,855,895 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3.3. Cơ cấu đầu tư theo ngành

Giai đoạn này cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn đầu tư sang các ngành dịch vụ. Trong khi FDI vào các ngành công nghiệp được phân bố ở nhiều tỉnh thì FDI vào các ngành dịch vụ chỉ tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. FDI vào các tỉnh còn lại chỉ tập trung vào ngành công nghiệp chế biến hoặc khai thác mỏ.

Trên 3/4 tổng số dự án và 2/3 tổng số vốn đầu tư của Đức vào Việt Nam giai đoạn này là tập trung chủ yếu ở các ngành có thế mạnh và có khả năng cạnh tranh cao như ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ phần mềm và thông tin truyền thông, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các ngành dịch vụ này chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3.1.3.4. Địa bàn đầu tư

Xét tới cơ cấu địa bàn đầu tư, có thể thấy FDI từ Đức tập trung chủ yếu ở các tỉnh có thị trường lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, hoặc các tỉnh có nguồn tài nguyên dầu khí, hoặc các tỉnh có khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Hải Dương. Tuy nhiên số lượng vốn đăng ký đầu tư vào Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn lớn hơn cả.

3.1.3.5. Quy mô đầu tư

Vì FDI của Đức trong giai đoạn này chuyển dịch mạnh mẽ hơn sang đầu tư các ngành dịch vụ, do đó phần lớn các dự án đầu tư của Đức vào Việt Nam giai đoạn này có quy mô nhỏ. Cụ thể, trên 85% tổng số dự án đầu tư của Đức có quy mô tổng vốn đầu tư dưới 5 triệu Đô la Mỹ và chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn được triển khai để có thể thu hút các dự án vệ tinh khác để cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ…cho các dự án đầu tư quy mô lớn. Do đó, không tạo nên hiệu được ứng kinh tế - xã hội lớn đối với địa bàn được đầu tư và các tỉnh lân cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)