5. Kết cấu và nội dung của luận văn
4.1.1. Phát triển quan hệ đầu tư giữa hai nước là khá lớn
Năm 2015, Việt Nam và Đức sẽ kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 4 năm quan hệ đối tác chiến lược. Vì vậy, từ nay đến năm 2015, Chính phủ và nhân dân hai nước sẽ có nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực thuộc các ngành, các cấp, các doanh nghiệp triển khai với nhiều hình thức và phạm vi phù hợp để củng cố và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước theo các mục tiêu của đối tác chiến lược.
Đức ngày càng quan tâm hơn đến việc hợp tác với Việt Nam - một nước có dân số tương đối đông của thế giới, tình hình chính trị ổn định, kinh tế năng động và vẫn đạt tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, phục hồi chậm, chưa vững chắc.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam có nhu cầu lớn trong phát triển những lĩnh vực và ngành hàng mà Đức có lợi thế về công nghệ và chất lượng so với nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Vì thế, dự báo quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ có bước phát triển mới
Trong Phần II. Thương mại và đầu tư trong Tuyên bố chung Hà Nội, Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai, ngày 11 tháng 10 năm 2011, được ký bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng liên bang nước Cộng hòa Liên Bang Đức Angela Merkel đã chỉ rõ:
Việt Nam và Đức nhận thấy tiềm năng to lớn để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, bao gồm cả thương m ại và đầu tư. Hai bên khẳng định mong muốn duy trì đà phát tri ển trong những năm qua và tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hai nước mong muốn cùng nhau xác đi ̣nh nh ững dự án hợp tác mang tính hải đăng và thúc đẩy thực hiện nhanh những dự án này, trong đó có việc xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, một dự án sẽ thu hút thêm đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam và Đức tuyên bố quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc EU công nhận nền kinh tế Viê ̣t Nam là nền kinh tế thị trường.
Trong khuôn khổ đối thoại chiến lược về kinh tế, hai bên dự định trao đổi quan điểm v ề các vấn đ ề trọng tâm trong chính sách kinh t ế và thương mại, bao gồm phát tri ển thương mại, thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ những tiêu chuẩn lao đ ộng quốc tế và củng cố T ổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài ra, hai bên mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác đối tác nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam, với mục tiêu tăng cường giá tri ̣ cho ngành công nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, cải thiện cơ sở h ạ tầng của Việt Nam và góp phần vào tăng trư ởng mang la ̣i lợi ích xã h ội, bền vững môi trường và thân thiện vớ i khí hậu.
Trong khuôn khổ quan hệ rất tốt đẹp trong lĩnh vực hàng không giữa Việt Nam và Đức, hai bên bảo đảm sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hàng không song phương phát triển phù hợp với nhu cầu.
Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đức ngày càng chú ý hơn đến thị trường Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 2013, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Cộng hòa Liên bang Đức Sigma Gabriel nhấn mạnh, mục tiêu của chuyến thăm lần này là quảng bá cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức tại Việt Nam. Ông cho biết, Hội nghị Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại TP HCM năm 2013 là sự kiện kinh tế lớn nhất của Đức trong khu vực, là cơ hội thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/