5. Kết cấu và nội dung của luận văn
3.1.1. Giai đoạn 1993 1999
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1998, sau khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Có thể nói FDI vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 1991 đến 1997, từ 1998 đến 2000 là thời kỳ suy thoái của FDI, từ 2001 đến nay là giai đoạn phục hồi FDI vào Việt Nam
Trong so sánh với xu hướng đầu tư nói chung, đầu tư của Cộng hòa Liên Bang Đức vào Việt Nam có những điểm đặc thù. Từ năm 1993, mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa Đức và Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Cùng với sự tăng tiến của quan hệ thương mại, các nhà đầu tư Đức ngày càng quan tâm tới thị trường Việt Nam. Số lượng các công ty Đức đến thăm dò và đầu tư tại thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong việc đầu tư thực sự vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Đức vẫn tỏ ra khá chậm chạp. Tính tới năm 1995, Đức mới chỉ đứng hàng thứ 23 trong danh sách các nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tư khoảng 49,7 triệu USD và 14 dự án.
Đức là một nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất ở châu Âu và đứng thứ ba trên thế giới. Đầu tư của Đức ra nước ngoài giai đoạn này đứng thứ tư trong tổng đầu tư của thế giới, chỉ sau Mỹ, Anh và Nhật. Nhưng tại thị trường Việt Nam, thì đầu tư của Đức ra nước ngoài vẫn ở mức thấp.
Các quan hệ kinh tế giữa Đức và Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1995, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (1992) và một loạt nước phát triển bắt đầu đặt quan hệ với Việt Nam, đặc biệt kể từ sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Thủ tướng Đức Helmut Kohl đến Việt Nam (1995). Cũng trong thời gian này, một loạt các Hiệp định giữa hai nước đã được ký kết như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác hàng không… Những Hiệp định này, đặc biệt là hai hiệp định chính (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư), đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý, trực tiếp mở đường cho quan hệ đầu tư của Đức vào Việt Nam. Chỉ từ sau khi hai Hiệp định này có hiệu lực (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có hiệu lực tháng 11 năm 1996, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư có hiệu lực tháng 12 năm 1997), các doanh nghiệp Đức mới tăng đầu tư vào Việt Nam.
Kể từ nửa sau những năm 90, đặc biệt là từ 1998, thì FDI của Đức vào Việt Nam bắt đầu tăng lên. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, từ năm 1998 đến tháng 11 năm 2003, Đức có 49 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng giá trị vốn đầu tư 243.86 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt 121,01 triệu USD, đứng hàng thứ 19 trong số 64 quốc gia đầu tư vào Việt Nam (Số liệu này không bao gồm số vốn đầu tư thực tế của Đức vào Việt Nam qua các công ty Singapore)