Định hướng thu hút FDI của Đức vào Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 88)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

4.1.2.Định hướng thu hút FDI của Đức vào Việt Nam trong thờ

Ngày 29 tháng 08 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số: 103/NQ-CP về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới”. Nghị Quyết đã chỉ rõ định hướng thu hút FDI nói chung của Việt Nam . Định hướng thu hút FDI của Đức vào Việt Nam cũng sẽ được căn cứ vào định hướng chung này. Cụ thể:

- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại...

- Tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.

- Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.

- Quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.

Việt Nam cần khuyến khích FDI của Đức vào những ngành công nghiệp chủ chốt nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng một cơ cấu kinh tế hiện đại của đất nước, thích ứng với chính sách xuất nhập khẩu, cũng như những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành có khả năng cạnh tranh trong AFTA trong tương lai như: công nghiệp chế tạo (ô tô, xe máy, điện tử,…), công nghiệp phụ trợ cho sản xuất, công nghiệp chế biến, một số ngành công nghệ cao và hiện đại (công nghiệp sản xuất vật liệu mới), cơ cấu hạ tầng,…nhưng cũng cần chú ý vào những ngành mà Đức có thế mạnh trong đầu tư như công nghiệp chế tạo, trong đó dẫn đầu là công nghiệp chế tạo máy và lắp ráp ô tô, tiếp theo là công nghiệp hóa chất, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp điện tử, ngân hàng, bảo hiểm và vận tải, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường. Cụ thể: Việt Nam có nhu cầu lên tới hàng chục tỷ USD để đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là về điện, năng lượng tái tạo, giao thông, giao thông đô thị, cảng biển, sân bay và các lĩnh vực khác. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Đức đầu tư xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo mô hình đối tác công - tư cũng chính là thế mạnh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Đức.

Trong thu hút FDI từ Đức, ngoài việc chú ý thu hút những công ty lớn và công ty xuyên quốc gia, cần đặc biệt chú ý đến thu hút FDI từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì những doanh nghiệp này chiếm vị trí ưu thế trong nền kinh tế của Đức và hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài cũng như xuất nhập khẩu. Điều rất quan trọng là những công ty vừa và nhỏ ở Đức có quy mô vừa phải, thích hợp với thị trường Việt Nam hơn là những công ty lớn. Ví dụ như nên thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức trong lĩnh vực chế tạo máy, may mặc.

4.2. Cơ hội và thách thức quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc Đức - Việt

Qua phân tích thực trạng FDI của Đức vào Việt Nam thời gian qua, có thể thấy rằng quy mô và khối lượng đầu tư của Đức vào Việt nam còn ở mức quá khiêm tốn so với thực lực kinh tế của Đức, Việt nam còn chiếm phần rất nhỏ trong đầu tư của Đức trên toàn thế giới. Do vậy, tiềm năng để thu hút FDI của Đức vào Việt Nam còn rất lớn. Nhưng tiềm năng này có trở thành hiện thực hay không, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, phụ thuộc vào những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI của Đức vào Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.1. Cơ hội

- Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của Đức còn rất lớn và sẽ tăng trong những năm tới

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế của Đức giảm sút và có sự trì trệ, nhưng sẽ phục hồi tăng trưởng trong thời gian tới. Mặc dù nền kinh tế Đức phục hồi chậm, nhưng FDI của Đức ra nước ngoài vẫn luôn nằm trong Top 10 quốc gia đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới và được dự báo vẫn sẽ tăng khá trong thời gian tới. Tình hình FDI của Đức ra nước ngoài giai đoạn 2008 - 2009 như sau:

Bảng 4.1. FDI ra nƣớc ngoài của Đức

Đơn vị tính: tỷ USD

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

FDI ra nước ngoài của Đức 72.6 69.6 121.5 52.2 66.8 Tỷ lệ tăng (%) -4.1% 74.6% -57.0% 28.0%

Nguồn: FDI in figures (OECD, 2013)

Thêm vào đó, tiềm lực đầu tư ra nước ngoài của Đức vẫn rất mạnh: theo Viện nghiên cứu kinh tế Đức, mức tăng trưởng sản phẩm quốc nội của Đức năm 2013 là 0,4%, năm 2014 dự kiến tăng 1,7%. Viện nghiên cứu kinh tế Đức đánh giá, sau bước khởi đầu yếu, kinh tế Đức đã duy trì tăng trưởng ổn định trong bối cảnh tình trạng suy thoái ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu. GDP của Đức năm 2010, 2011, 2012 đạt lần lượt 4%, 3,3% và 0,7% và 0,7% vào quý 2/2013. Bên cạnh đó, Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đang dần thoát khỏi khủng hoảng và nhiều tín hiệu cho thấy những nước lâm vào khủng hoảng nợ có thể tăng trưởng trở lại vào năm 2014.

- Quan hệ EU - ASEAN

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quan hệ kinh tế - thương mại giữa EU và ASEAN đã ngày càng được coi trọng và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu thì Đức và Việt Nam với vai trò là thành viên của hai khối lại có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều khả năng và cơ hội thuận lợi trong việc hợp tác kinh tế cũng như hợp tác đầu tư. Cùng với việc đẩy mạnh quan hệ với ASEAN như một tổng thể và ủng hộ sự thống nhất của khu vực này, EU cũng cho rằng cần thúc đẩy các quan hệ song phương với các nước thành viên ASEAN chủ chốt, trong đó, nhấn mạnh đến mối quan hệ với Indonesia và Việt Nam vì đây là những nước lớn trong khu vực. Riêng với Việt Nam, nhiều nước EU đã có một lịch sử gắn bó lâu dài. Giữa Việt Nam và EU đã ký Hiệp định khung vào tháng 7 năm 1995, từ đó quan hệ giữa hai bên đã phát triển rất nhanh chóng

- Sự quan tâm của Chính phủ Đức đối với Việt Nam về kinh tế, chính trị

Đức không chỉ ngày càng thấy rõ vị trí địa lý và vai trò chính trị quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á và trên thế giới, mà còn thấy tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam. Việt Nam không chỉ là một thị trường lớn thứ hai ASEAN mà thị tường đầy tiềm năng này lại mới được khai tác rất ít, lực lượng lao động ở Việt Nam rất dồi dào và có tay nghề cao, chi phí nhân công thấp. Đặc biệt, Việt Nam còn là cửa ngõ giúp Đức mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, là thị trường rộng lớn hơn trong tương lai với mối liên kết thị trường ASEAN và AFTA, với trị trường ASEAN+ Trung Quốc. Có thể nói, Đức đang tìm những địa điểm đầu tư có lợi thế để sẩn xuất sản phẩm cho toàn bộ AFTA, đây chính là mối lợi to lớn nhất của Đức tại châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng. Do những lý do trên, Đức ngày càng có sự quan tâm đặc biệt hơn với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của mình.

Tháng 10/2011, Việt Nam và Đức đã ký Tuyên bố chung Hà Nội, Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai. Hai bên cùng nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt trong những lĩnh vực then chốt.

Gần đây nhất, vào tháng 10/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã sang thăm Việt Nam và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về cơ hội hợp tác của hai quốc gia. Tại chuyến viếng thăm này, trong các tuyên bố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính thức của phía Đức cũng như Việt Nam, có thể đều nhận thấy rõ thông điệp là chính phủ Đức mong muốn các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới nhiều hơn và tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ để khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp Đức trong hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Phía Việt Nam cũng có nguyện vọng thu hút FDI từ Đức mạnh mẽ hơn và coi trọng thu hút FDI từ EU, cũng như từ Đức. Biển hiện của sự quan tâm ngày càng lớn của chính phủ hai trước đến môi trường đầu tư ở Việt Nam là tổ chức thường xuyên các Diễn đàn kinh tế Đức - Việt Nam giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm về thương mại và đầu tư giữa hai nước. Gần đây nhất, Hội nghị Doanh nghiệp Đức khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thu hút được 700 doanh nghiệp hàng đầu của Đức tham gia. Có thể thấy, sự quan tâm của các nhà đầu tư Đức với Việt Nam là rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đức ngày càng quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam, do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể là phù hợp và hiệu quả hơn trong điều kiện đầu tư ở Việt Nam do dung lương thị trường của Việt Nam là không quá lớn.

Thứ hai, hướng chủ yếu trong đầu tư của các doanh nghiệp Đức là theo hướng giảm tối đa những rủi ro có thể có trong quá trình đầu tư bằng cách đầu tư vào các dự án vừa phải, khả năng thu hồi vốn nhánh. Đối với những nước tiếp nhận đầu tư như Việt Nam tuy có điều kiện ổn định về mặt chính trị nhưng lại có những khác biệt về chế độ chính trị và chế độ sở hữu, để tránh những rủi ro, thường là các công ty Đức đưa vào thực hiện những dự án đầu tư với quy mô vốn vừa phải. Trên thực tế, rất nhiều các dự án đầu tư của Đức là do các công ty vừa và nhỏ thực hiện.

Thứ ba, đặc biệt gần đây, các nhà đầu tư Đức (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) có xu hướng chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý ở Việt Nam còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấp và có thể đó là lợi thế đối với các nhà đầu tư Đức. Ở Trung Quốc, ở các địa phương, tệ quan liêu hành chính, tính chất không thống nhất cũng như tính không nghiêm minh trong việc tuân thủ luật pháp đôi khi còn nặng nề hơn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường đầu tư ở Trung Quốc có thể đã tương đối bão hòa. Cuối cùng, có thể là quy mô đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức thích hợp hơn ở thị trường Việt Nam và không hoàn toàn thích hợp với một thị trường rộng lớn như Trung Quốc.

4.2.2. Thách thức

4.2.2.1. Những nhân tố bên ngoài

- Thách thức từ các nước Đông Âu

Từ trước đến nay, các nước OECD (đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp) và Trung Đông châu Âu vẫn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong FDI của Đức ra nước ngoài do có những lợi thế riêng. Những nước này rất gần gũi với Đức về mặt địa lý, điều kiện xã hội - dân cư. Thêm vào đó, những nước này đã tiến hành cải cách mạnh mẽ theo hướng thị trường và hòa nhập nhanh chóng vào khối EU, đặc biệt là những cải cách theo hướng cải thiện môi trường FDI trong nước của những nước này. Giờ đây, giữa Đức và các nước này đã có chung một hệ thống chính trị, một khuôn khổ luật pháp, một thể chế kinh tế, một thị trường chung với một chính sách thương mại và một chế độ hải quan, thuế quan thống nhất.

Trong khi đó, Việt Nam bên cạnh sự khác biệt về văn hóa và phong tục tập quán, sự cách biệt về địa lý, sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ thống luật pháp, thể chế kinh tế, và những thiếu hụt về thông tin đối với các nhà đầu tư Đức,… Đó là những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư Đức cho đến nay vẫn ngần ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

- Thách thức từ Trung Quốc

Chỉ trong vòng 30 năm, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành một mô hình kiểu mẫu của nền kinh tế định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hướng thị trường, và thậm chí đang dần trở thành “sân chơi” lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10% trong ba thập kỷ qua) và cũng là nước xuất khẩu ròng lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc dẫn đầu kinh tế thế giới về sản lượng công nghiệp, khai thác mỏ và các kim loại khác, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị viễn thông, vệ tinh và ô tô. Đây cũng được coi là nhà sản xuất đi đầu về gạo, lúa mì, cá, ngô, cotton và lạc. Nước này cũng là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2013, GDP của Trung Quốc đạt 56,88 nghìn tỷ Nhân dân tệ (9,31 nghìn tỷ USD). Nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục trong tương lai thì theo dự đoán của một số chuyên gia, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2030, hoặc thậm chí 2020

Theo báo cáo của Hội nghị Đầu tư và Thương mại Liên hợp quốc, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành điểm đến số 1 với nhà đầu tư thế giới. Theo đó, nửa đầu năm 2012, nước này nhận được 59,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm nhẹ so với 60,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Mỹ còn có mức giảm sâu hơn với 39%, xuống còn 57,4 tỷ USD. Năm 2011, Mỹ nhận được 227 tỷ USD FDI, trong khi Trung Quốc nhận được 116 tỷ USD.

Đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc là địa chỉ thu hút đầu tư mạnh mẽ, cạnh tranh với bất kỳ thì trường nào trên thế giới cũng như trong khu vực. Trong chính sách châu Á của Đức, Trung Quốc từ trước đến nay luôn là đối tác đầu tư lớn nhất. Từ đó sẽ đẩy các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vào một cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt với Trung Quốc trong việc thu hút FDI.

- Thách thức từ các nước trong khối ASEAN

Hiện nay, châu Á là khối nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Nằm trong châu Á, khối ASEAN cũng đang phải đứng trước sự

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 88)