5. Kết cấu và nội dung của luận văn
3.1.4. Giai đoạn 2008 2014
3.1.4.1. Tốc độ đầu tư không ổn định
Số lượng dự án mới và vốn đăng ký mới của Đức vào Việt Nam giai đoạn này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Tình hình đầu tư của Đức vào Việt Nam giai đoạn 2008-2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013
Từ sơ đồ trên có thể thấy được: FDI của Đức vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2014 tăng giảm không ổn định:
- Vốn đầu tư có sự giảm sút mạnh trong những năm 2008 đến 2011 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.
- Vốn đầu tư có dấu hiệu phục hồi mạnh vào năm 2012, đạt mức 186.3 triệu USD, tăng tới 378 % so với năm 2011.
- Năm 2013, vốn đầu tư lại có dấu hiệu giảm, giảm xuống còn 106.2 triệu USD, giảm 43 %, so với năm 2012, nhưng vẫn xấp xỉ mức của năm trước khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
- Năm 2014: tổng vốn đầu tư tăng vượt bậc với tổng vốn đăng ký đạt 1,34 tỷ USD. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2014 thì Đức có 244 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,34 tỷ USD, đứng thứ 22 trong tổng số 101 Quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số lượng dự án mới và vốn đăng ký mới của Đức vào Việt Nam chưa ổn định trong giai đoạn 2008 - 2014 , được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6. Số lƣợng dự án mới, vốn đăng ký mới giai đoạn 2008 - 2014
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số dự án 16 15 10 9 20 21 26
Vốn đăng ký cấp mới 56.2 110.8 41.6 39.0 186.3 106.2 143 Vốn tăng thêm 54.6 (69.2) (2.6) 147.3 (80.1) 26
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, ngày 25/2/2015
3.1.4.2. Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Các nhà đầu tư Cộng hòa liên bang Đức đầu tư vào bốn hình thức là 100% vốn nước ngoài, liên doanh, công ty cổ phần và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hiện nay, có 182 dự án đầu tư của CHLB Đức theo hình thức 100% vốn nước ngoài, với 880 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 74,0% số dự án và 66 % tổng vốn đăng ký), hình thức liên doanh có 55 dự án với tổng vốn đăng ký 451 triệu USD (chiếm 22% tổng số dự án và 33% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3.1.4.3. Cơ cấu đầu tư theo ngành tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo
Các nhà đầu tư Cộng hòa liên bang Đức đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Vốn FDI của Cộng hòa liên bang Đức tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo với 88 dự án, tổng vốn đầu tư gần 631 triệu USD (chiếm 36,0% tổng số dự án và 47,0% tổng vốn đầu tư của Đức tại Việt Nam).
Lĩnh vực sản xuất, phân phối, điện, nước, điều hòa đứng thứ hai, với 5 dự án và tổng vốn đầu tư là 386 triệu USD (chiếm 2,1% số dự án và 28,9% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 38 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 137 triệu USD (chiếm 16% số dự án và 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, cấp nước và xử lý nước thải,...
3.1.4.4. Địa bàn đầu tư
Các nhà đầu tư Cộng hòa liên bang Đức đã có mặt tại 34/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố và địa phương lớn nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi và là những khu vực phát triển kinh tế năng động trong cả nước. Chẳng hạn như Đức đầu tư nhiều nhất vào thành phố Hồ Chí Minh, với 97 dự án và tổng vốn đầu tư 235 triệu USD (chiếm 40% số dự án và 17,6% tổng vốn đăng ký). Ninh Thuận đứng thứ 2 với 2 dự án, tổng vốn đăng ký là 157 triệu USD (chiếm 0,74% số dự án và 17,7% tổng vốn đăng ký). Tiếp theo là Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu...
Bảng 3.7. Thành phố dẫn đầu trong thu hút FDI của Đức
TT Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD)
1 TP Hồ Chí Minh 97 235,189,800 2 Ninh Thuận 2 156,660,000 3 Đồng Nai 7 145,628,113 4 Đà Nẵng 2 116,775,000 5 Hà Nội 53 106,308,480 6 Bà Rịa-Vũng Tàu 5 93,066,500 7 Sóc Trăng 1 70,019,000 8 Hải Dương 7 63,700,000 9 Hải Phòng 5 49,296,500 10 Bình Dương 16 44,607,680
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Một số các dự án lớn của Đức tại Việt Nam giai đoạn này là:
- Công ty TNHH Schaffler Việt Nam, tổng vốn đăng ký 116,7 triệu USD đầu tư với mục tiêu sản xuất sx ổ bi tròn, ổ bi đũa và các linh kiện liên quan, lắp đặt, bảo trì ổ bi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- CTLD Amata Power, xây dựng nhà máy điện cho Khu CN Amata, với tổng vốn đầu tư đăng ký 110 triệu USD với mục tiêu xây dựng và vận hành nhà máy điện cho Khu công nghiệp Amata.
- Công ty TNHH đầu tư phát triển điện gió Phước Hữu với tổng vốn đầu tư đăng ký 83 triệu USD với mục tiêu xây dựng và vận hành nhà máy điện...