5. Kết cấu và nội dung của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh chính sách đầu tư của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan ở trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Một là, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư qua từng giai đoạn: Chính
sách đầu tư cần phải được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một cách kịp thời qua từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm ứng phó và thích ứng với những biến động tích cực, tiêu cực bên trong và bên ngoài của đất nước, để hướng tới việc đạt được mục tiêu và định hướng phát triển đề ra.
Hai là, cơ chế cấp phép đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư rõ ràng, minh bạch
thông qua cơ chế cấp phép một cửa đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời phải gắn với việc triển khai hệ thống thông tin điện tử để hỗ trợ cho việc cấp phép, cung cấp thông tin và theo dõi.
Việc cấp phép, cấp ưu đãi đầu tư phải gắn với tiêu chí đánh giá cụ thể và cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi cấp phép được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thực hiện một cách nghiêm túc và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan để kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh hoặc thu hồi giấy phép hay ưu đãi khi phát hiện có vi phạm.
Ba là, đưa ra ưu đãi đầu tư có chọn lọc: Việc đưa ra các ưu đãi đầu tư
phải có chọn lọc đối với ngành, lĩnh vực nhất định phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển theo từng giai đoạn. Các chính sách ưu đãi cần được rà soát và điều chỉnh có chọn lọc cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực.
Bốn là, việc phân cấp đầu tư phải gắn với điều kiện, năng lực thực hiện
và áp dụng chính sách đầu tư nhất quán
Năm là, định kỳ theo dõi, kiểm tra, giám sát về đầu tư nước ngoài và kịp
thời phối hợp giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn. Điều này giúp nâng cao chất lượng đầu tư và hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
a, Thực trạng FDI của Đức đối với nền kinh tế Việt nam trong thời gian qua?
Để nắm rõ được tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI của Đức, cần phải phân tích để thấy được FDI của Đức đã có hiệu quả, tác động tốt như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn nghiên cứu cũng cần phải chia nhỏ ra làm các giai đoạn khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội từng thời kỳ để đối chiếu, so sánh, nắm được cốt lõi của vấn đề đặt ra
b, Những mặt còn tồn tại của FDI của Đức vào Việt nam trong thời gian qua? Nguyên nhân?
Bên cạnh việc mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, FDI của Đức vào Việt Nam không thể tránh khỏi những mặt tồn tại. Tìm ra các mặt tồn tại và nguyên nhân của chúng là một trong những mục tiêu quan trọng mà cần giải quyết. Nắm được và phân tích được nguyên nhân một cách chính xác, sâu sắc, sẽ tạo tiền đề cho tác giả đưa ra những giải pháp hữu ích, mang tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng thu hút FDI từ Đức vào Việt Nam
c, Những giải pháp nhằm thu hút FDI từ Đức vào Việt nam mạnh hơn trong thời gian tới?
Sau khi phân tích được các mặt tích cực và tồn tại của vấn đề thu hút FDI của Đức vào Việt Nam, tác giả sẽ kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút FDI từ Đức vào Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, trên cơ sở phát huy các ưu điểm và thế mạnh; khắc phục, sửa đổi, bổ sung các mặt hạn chế, tồn tại.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: thông qua phương pháp quan sát và phương pháp điều tra trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: dựa vào số liệu điều tra được công bố chính thức của: Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, Báo điện tử trong nước và quốc tế,…
Đối với Luận văn này, tác giả sử dụng các tài liệu chính thức của các cơ quan có uy tín trong và ngoài nước như: Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, Báo điện tử trong nước và quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Tạp chí ngoại thương, Báo đầu tư…
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
Hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học gồm các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thực tiễn) và nghiên cứu lý thuyết.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: là các phương pháp tác
động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng.
+ Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián ti
+ Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
+ Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là các phương pháp thu thập
thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
+ Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng.
+ Phương pháp giả thuyết: là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng.
+ Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng
Đối với luận văn này, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp hệ thống hóa... để phân tích, làm rõ vấn đề
Sau khi đã thu thập thông tin, việc tổng hợp, sắp xếp và xử lý thông tin là rất quan trọng. Tác giả đã sử dụng phương pháp sau để phân tích thông tin:
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lý các thông tin định lượng, sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật và được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, biểu đồ, phân tích chỉ số trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Phương pháp logic - lịch sử: được sử dụng để xử lý các thông tin định tính, đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét. Cụ thể là tìm hiểu, phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến và phát triển của đối tượng trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Mỗi một ngành, lĩnh vực có một hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau, phù hợp với đặc thù và mục tiêu nghiên cứu.
Đối với luận văn này, tác giả sử dụng hệ thống chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực vốn, đầu tư để phân tích tình hình đầu tư, thu hút FDI của Đức vào Việt Nam.
Cụ thể, tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau đây: + Tốc độ đầu tư =
Vốn đầu tư năm nay x 100% Vốn đầu tư năm trước + Tỷ lệ đầu tư =
Vốn đăng ký x 100% Vốn đã thực hiện + Tỷ lệ vốn tăng thêm = Vốn cấp mới x 100%
Vốn đầu tư năm trước
+ Cơ cấu đầu tư theo ngành = Số ngành được đầu tư x 100% Tổng số ngành trong nền kinh tế quốc dân + Cơ cấu đầu tư theo vùng =
Số vùng được đầu tư x 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA ĐỨC VÀO VIỆT NAM
3.1. Thực trạng đầu tƣ của Đức vào Việt Nam
3.1.1. Giai đoạn 1993 - 1999
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1998, sau khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Có thể nói FDI vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 1991 đến 1997, từ 1998 đến 2000 là thời kỳ suy thoái của FDI, từ 2001 đến nay là giai đoạn phục hồi FDI vào Việt Nam
Trong so sánh với xu hướng đầu tư nói chung, đầu tư của Cộng hòa Liên Bang Đức vào Việt Nam có những điểm đặc thù. Từ năm 1993, mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa Đức và Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Cùng với sự tăng tiến của quan hệ thương mại, các nhà đầu tư Đức ngày càng quan tâm tới thị trường Việt Nam. Số lượng các công ty Đức đến thăm dò và đầu tư tại thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong việc đầu tư thực sự vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Đức vẫn tỏ ra khá chậm chạp. Tính tới năm 1995, Đức mới chỉ đứng hàng thứ 23 trong danh sách các nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tư khoảng 49,7 triệu USD và 14 dự án.
Đức là một nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất ở châu Âu và đứng thứ ba trên thế giới. Đầu tư của Đức ra nước ngoài giai đoạn này đứng thứ tư trong tổng đầu tư của thế giới, chỉ sau Mỹ, Anh và Nhật. Nhưng tại thị trường Việt Nam, thì đầu tư của Đức ra nước ngoài vẫn ở mức thấp.
Các quan hệ kinh tế giữa Đức và Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1995, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (1992) và một loạt nước phát triển bắt đầu đặt quan hệ với Việt Nam, đặc biệt kể từ sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước của Thủ tướng Đức Helmut Kohl đến Việt Nam (1995). Cũng trong thời gian này, một loạt các Hiệp định giữa hai nước đã được ký kết như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác hàng không… Những Hiệp định này, đặc biệt là hai hiệp định chính (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư), đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý, trực tiếp mở đường cho quan hệ đầu tư của Đức vào Việt Nam. Chỉ từ sau khi hai Hiệp định này có hiệu lực (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có hiệu lực tháng 11 năm 1996, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư có hiệu lực tháng 12 năm 1997), các doanh nghiệp Đức mới tăng đầu tư vào Việt Nam.
Kể từ nửa sau những năm 90, đặc biệt là từ 1998, thì FDI của Đức vào Việt Nam bắt đầu tăng lên. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, từ năm 1998 đến tháng 11 năm 2003, Đức có 49 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng giá trị vốn đầu tư 243.86 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt 121,01 triệu USD, đứng hàng thứ 19 trong số 64 quốc gia đầu tư vào Việt Nam (Số liệu này không bao gồm số vốn đầu tư thực tế của Đức vào Việt Nam qua các công ty Singapore)
3.1.2. Giai đoạn 2000 - 2003
3.1.2.1. Động thái đầu tư
Như vậy, xét về xu hướng, kể từ năm 1995 đến năm 2003, đặc biệt trong những năm 2000 - 2003, đầu tư của Đức vào Việt Nam có tăng lên rõ rệt cả về số dự án và tổng số vống đầu tư.
Mặc dù có sự gia tăng về tổng giá trị vốn và số dự án, nhưng rõ ràng, con số đầu tư như vậy còn quá khiêm tốn, hoàn toàn không tương xứng với thực lực kinh tế Đức. Đức là một trong những cường quốc đầu tư trên thế giới. Về đầu tư, trong giai đoạn này, Đức đứng thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Nhật và Anh. Trong khi đó ở Việt Nam, trong giai đoạn này, Đức chỉ đứng thứ 19 trong số 64 nước đầu tư vào Việt Nam, và đứng sau Pháp, Hà Lan, Anh, Thụy Điển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1.Xu hƣớng FDI của Đức vào Việt Nam
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Năm Số dự án Vốn đầu tƣ (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Xếp hạng trong tổng số nƣớc vào Việt Nam
2000 28 354,65 105,92 18/ 58
2001 34 356,41 117,0 17/ 59
2002 39 350,0 119,0 18/ 61
2003 49 243,86 121,08 19/ 64
Nguồn: Báo cáo nội bộ
(Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2003)
Bảng 3.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các nƣớc EU tại Việt Nam, 1988-2003
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị tính: triệu USD
TT Nƣớc Số dự án Tổng vốn đầu tƣ Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 (6)* Pháp 134 2.114,15 1.322,27 1.044,78 2 (8) HàLan 52 1.761,26 1.140,99 1.810,58 3 (10) Anh 50 1.180,02 421,90 588,71 4 (17) Thuỵ Điển 10 455,35 439,60 358,85 5 (19) Đức 49 243,86 102,01 121,08 6 (25) Đan Mạch 15 119,43 75,10 60,45 7 (27) Bỉ 22 53,28 22,69 29,59 8 (35) Luxembourg 12 34,73 15,46 14,73 9 (36) Italia 12 32,71 15,81 6,03 10 (43) áo 7 12,85 6,11 3,97
11 (58) Tây ban nha 2 0,75 0,61 0,06
Toàn bộ EU 365 6.008,44 3.562,57 4.038,83