Nâng cao tính cạnh tranh của môi trướng đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

4.3.2. Nâng cao tính cạnh tranh của môi trướng đầu tư

Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài gần đây không có nhiều chuyển biến đáng kể khi dẫn báo cáo của Tổ chức Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản (Jetro), báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) so sánh Việt Nam với nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực đều thống nhất ở chỗ Việt Nam đang còn nhiều hạn chế ở vấn đề thể chế, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực...

Do vậy, muốn nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, Việt Nam cần phải:

- Cải cách hành chính

Muốn thu hút đầu tư tốt, cần tiếp tục thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính, thực hiện triệt để chính sách một cửa. Nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công và đạo đức của cán bộ công chức, trước hết là những cán bộ công chức đang đảm nhiệm cung cấp “dịch vụ công”, chống tham nhũng hiệu quả hơn để xây dựng cho được môi trường đầu tư thực sự minh bạch.

Nói một cách khái quát là Việt Nam cần tạo dựng lại môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao, tạo dựng lại lòng tin của nhà đầu tư vào các nhà lãnh đạo và các cơ quan thực thi chính sách của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải cải cách thủ tục hành chính theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, để góp phần xóa bỏ các rào cản vô hình, gây cản trở thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chẳng hạn, hiện nay, Việt Nam đã cắt giảm mạnh thời gian nộp thuế 537 giờ/năm, giảm còn 201 giờ/năm. Dự kiến 2015 giảm còn 171 giờ/năm, thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giảm thời gian 50%, tương đương với các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Brunay, Philippines...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp và đo lường

Hoạt động thúc đẩy việc phổ cập tiêu chuẩn công nghiệp là một trong những cơ sở hạ tầng công nghệ có hiệu quả gắn liền với việc tăng cường sức cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn trong nội bộ doanh nghiệp và mức độ quản lý chất lượng còn thấp. Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công nghiệp, công tác đo lường, kiểm tra, quản lý chất lượng chưa được phổ cập toàn diện để đáp ứng tiến trình quốc tế hóa. Hơn thế nữa, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có các thiết bị máy móc kiểm tra thử nghiệm, các ngành công nghiệp không có đủ thiết bị hiệu chuẩn đo lường. Do đó cần củng cố hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng tiêu chuẩn công nghiệp và chế độ đo lường nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư Đức theo chiến lược đã đề ra.

- Thống kê kinh tế

Số liệu thống kê, hay còn gọi là thống kê kinh tế - được sử dụng để phân tích đánh giá về tình hình đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành thống kê của Việt Nam còn tồn tại những vấn đề như độ tin cậy về số liệu thống kê còn thấp, thu thập và sử dụng số liệu còn khó khăn, thông tin thống kê ít được công bố rộng rãi, quyền hạn công khai số liệu thống kê được quy định chưa rõ ràng v.v..

Do đó nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải củng cố chức năng và nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách về thống kê đứng đầu là Tổng cục thống kê. Ngoài ra, cần có Luật Thống kê và nên đưa vào thi hành sớm. Thêm vào đó, cần nâng cao năng lực thống kê cho các cơ quan chuyên trách thống kê.

- Cần khuyến khích hơn nữa sự phát triển khu vực tư nhân trong nền

kinh tế nhằm tạo ra một khu vực doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp FDI của Đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những biện pháp cần thiết trước mắt có thể là: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng bằng cách xoá bỏ những phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này, doanh nghiệp tư nhân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê ... đối với đất đai ngang với doanh nghiệp nhà nước, nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận hơn với các thông tin kinh doanh phù hợp với các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên các cải cách chỉ tập trung vào khu vực tư nhân sẽ không đủ để tạo ra sự tăng trưởng cần thiết, cần thiết phải có cả những cải cách môi trường kinh tế vĩ mô như: cải cách mạnh hơn khu vực nhà nước, cải cách chế độ thương mại cũng như chế độ tài chính.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của đức vào việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 100 - 102)