Tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 31 - 38)

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này được sử dụng nhiều lần khi so sánh các Ngân hàng với nhau hay được dùng để đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, dùng để so sánh với việc nhân viên tín dụng có hoàn thành chỉ tiêu hay không. Các nhà lãnh đạo Ngân hàng thường đánh giá mức độ sinh lợi trên cơ sở dư nợ thực tế chứ không phải doanh số cho vay. Dư nợ bình quân còn là chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng.

Luận văn sẽ phân tích tình hình dư nợ tín dụng cho vay tại chi nhánh theo các tiêu thức: Đối tượng, kì hạn và ngành nghề nhằm thấy rõ được thực trạng tín dụng tại chi nhánh.

a. Tổng dư nợ theo kì hạn và đối tượng

Bảng 7. Tổng dư nợ theo kì hạn và đối tượng tại chi nhánh qua 3 năm

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Đối tượng KHCN 115.930 122.985 166.610 7.055 6,1 43.625 35,5 KHDN 22.480 30.255 70.290 7.775 34,6 40.035 132,3 Kì hạn Ngắn hạn 72.243 64.198 107.300 -8.045 11,1 43.102 67,1

Trung dài hạn 66.176 89.042 129.600 22.866 34,6 40.558 45,6

Tổng dư nợ 138.410 153.240 236.900 14.830 10,7 83.660 54,6

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Tổng dư nợ của chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2007, tổng dư nợ là 138.410 triệu đồng. Tới năm 2008, con số này tăng lên tới 153.240 triệu đồng, tăng trưởng tín dụng là 14.830 triệu đồng, đạt 10,7%. Năm 2009 là 236.900 triệu đồng, tăng 83.660 triệu đồng, 54,6% so với 2008. Tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao trong 3 năm qua là một tín hiệu đáng mừng bởi tổng dư nợ cao sẽ giúp Ngân hàng thu lãi nhiều hơn. Có thể nhận thấy doanh số cho vay năm 2008 cao hơn so với năm 2009 nhưng tổng dư nợ thì lại thấp hơn. Điều này được giải thích do trong năm 2008, tỷ lệ các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, các khoản vay thường đáo hạn ngay trong năm. Điều này khiến tổng dư nợ cuối năm giảm. Bước sang năm 2009, tỷ lệ các khoản vay ngắn hạn giảm. Có nhiều khoản vay có thời gian đáo hạn vào năm 2010. Do đó, tổng dư nợ tăng nhanh so với năm 2008.

Tuy nhiên, tổng dư nợ của chi nhánh còn thấp so với các Ngân hàng khác trên địa bàn (VietCombank có tổng dư nợ trong 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 1.370.827 triệu đồng, 1.441.855 triệu đồng và 1.534.494 triệu đồng. Với Sacombank là 423.691 triệu đồng, 520.092 triệu đồng và 646.941 triệu đồng, BIDV lần lượt là 404.900 triệu đồng, 584.100 triệu đồng và 697.114 triệu đồng. Cao hơn rất nhiều so với ACB chi nhánh Huế). Nguyên nhân là do ACB chi nhánh Huế mới thành lập trong một vài năm trở lại đây, các khách hàng trên địa bàn phần lớn đã là khách hàng của các Ngân hàng khác có thâm niên hoạt động lâu hơn.

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Biểu đồ 3. Phân loại dư nợ theo đối tượng

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều nhóm đối tượng khách hàng như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tập thể (hợp tác xã), cá thể, doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần. Tuy nhiên, chi nhánh chỉ ưu tiên tiếp cận loại hình cá nhân, doanh nghiệp tư nhân (gọi chung là KHCN) và công ty cổ phần (gọi là KHDN).

Năm 2007, dư nợ tín dụng của nhóm KHCN là 115.930 triệu đồng, chiếm 83,8% trong tổng dư nợ tín dụng. Sang năm 2008, con số này tăng hơn 6%, đạt 122.985 triệu đồng, chiếm 80,3% và năm 2009 tăng 35,5%, đạt 166.610 triệu đồng, chiếm 70,3%. Nguyên nhân khiến cho tỷ trọng dư nợ tín dụng của nhóm KHCN cao hơn so với KHDN chủ yếu do doanh số cho vay của nhóm KHCN chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nhóm KHCN trong tổng doanh số cho vay.

Các đối tượng kinh tế khác chi nhánh đều có dư nợ bằng 0 hoặc không đáng kể. Một số loại hình có thể được giải thích bằng các nguyên nhân sau:

+ Đối với đối tượng doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp này phần lớn vay vốn ở các Ngân hàng quốc doanh. Loại hình này rất khó tiếp cận bởi các doanh nghiệp nhà nước khi vay vốn tại các Ngân hàng quốc doanh được hưởng một số ưu đãi nhất định như giảm lãi suất,v.v… Do đó, không có lí do gì họ lại chuyển qua vay các NHTM.

+ Đối tượng kinh tế tập thể: Thực ra, trong năm 2006, chi nhánh có dư nợ ở loại hình này (khoảng 230 triệu đồng). Khách hàng là HTX cưa xẻ gỗ 1-5. Tuy nhiên, số dư nợ này là nợ nhóm 3 do khách hàng không thu hồi được công nợ nên buộc phải nợ lại Ngân hàng. Chi nhánh đã phải chuyển giao hồ sơ khởi kiện lên toà án kinh tế tại toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc này tuy giúp Ngân hàng thu được nợ nhưng cũng tốn rất nhiều thời

gian, công sức và chi phí. Rút kinh nghiệm từ năm 2006, sang năm 2007, chi nhánh nhận thấy loại hình kinh tế này làm ăn không hiệu quả, vấn đề tìm khách hàng phù hợp rất khó khăn cho nên đã có chính sách hạn chế cho vay đối với loại hình này.

+ Đối với đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Có 2 nguyên nhân khiến cho chi nhánh khó tiếp cận với loại hình kinh tế này. Trước hết là do số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên huế còn rất ít. Mặt khác, do chi nhánh mới thành lập trong thời gian gần đây nên các khách hàng trên thị trường phần lớn đã là khách hàng truyền thống của Ngân hàng ngoại thương.

Qua phân tích tổng dư nợ tại chi nhánh theo đối tượng, ta có thể thấy: Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là KHCN. Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, trong tương lai, chi nhánh phải hướng tới các nhóm khách hàng mới như loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nâng cao thúc đẩy phát triển với đối tượng KHDN. Bởi vì trong tương lai không xa, Huế sẽ lên cấp thành phố trực thuộc trung ương, khi đó, loại hình công ty cổ phần chắc chắn sẽ phát triển hơn nhiều so với hiện nay.

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

+ Không chênh lệch như khi phân theo đối tượng, tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn xấp xỉ so với dư nợ tín dụng trung dài hạn. Năm 2007, tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 52,2% trong tổng dư nợ tín dụng. Sang năm 2008, tỷ lệ này là 41,9% và năm 2009 là 45,3%. Điều này có thể hiểu là do: Đối với các khoản vay ngắn hạn, thời gian từ lúc bắt đầu hợp đồng đến lúc đáo hạn thường dưới 1 năm. Do đó, tuy doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với doanh số cho vay trung dài hạn, nhưng phần lớn các khoản vay ngắn hạn đều được thanh toán trong năm. Các khoản vay trung dài hạn có thời gian đáo hạn vượt qua năm tiếp theo. Điều này khiến cho vào cuối năm, tỷ lệ dư nợ tín dụng phân theo kì hạn của hai nhóm ngắn hạn và trung dài hạn là xấp xỉ bằng nhau.

Việc tỷ lệ dư nợ tín dụng dài hạn cao là một yếu tố thuận lợi giúp tăng doanh thu cho chi nhánh. Bởi các khoản vay trung dài hạn có lãi suất cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, việc duy trì các khoản vay trung dài hạn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Do đó, Ngân hàng cần có các biện pháp theo dõi cũng như đốc thúc khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình.

b. Tổng dư nợ theo ngành nghề

Việc phân tổng dư nợ theo ngành nghề sẽ giúp chúng ta thấy được tiềm năng của các ngành cũng như định hướng được hoạt động của chi nhánh. Bảng 8 thể hiện dư nợ tín dụng trong 3 năm tại ACB chi nhánh Huế theo các ngành nghề hoạt động.

Bảng 8. Tổng dư nợ theo ngành nghề tại chi nhánh qua 3 năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

1. Công nghiệp chế biến 217 0 3.762 -217 -100,0 3.762

2. Xây dựng 2.579 170 10.178 -2.409 -93,4 10.008 5887,1 3. Thương nghiệp 27.980 27.964 59.813 -16 -0.1 31.849 113,9 4. HĐ KS, nhà hàng 15.493 43.111 48.599 27.618 178,3 5.488 12,7 5. Vận tải 363 134 1.633 -229 -63,1 1.499 1118,7 6. SX khí đốt 0 0 150 0 150 7. KD tài sản 22 0 0 -22 -100,0 0 8. Phục vụ CN & CĐ 91.756 81.861 112.765 -9.895 -10,8 30.904 37,8

Tổng dư nợ 138.410 153.240 236.900 14.830 10,7 83.660 54,6

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Số liệu cho thấy, trong năm 2007 ngành công nghiệp chế biến có dư nợ tín dụng đạt 217 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Năm 2008, chi nhánh không phát sinh dư nợ tín dụng tại ngành nghề này. Tuy nhiên, đến năm 2009, dư nợ ngành này đã tăng lên chóng mặt với giá trị đạt 3.762 triệu đồng. Đây là các khoản nợ của các công ty sản xuất nước tinh khiết, các xí nghiệp xây dựng và công ty chế biến gỗ. Tuy dư nợ tại ngành này còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, nhưng đây là một ngành có tiềm năng rất lớn bởi các ngành công nghiệp chế biến cần rất nhiều vốn để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, đây là ngành đang được ưu tiên phát triển2. Trên địa bàn hiện nay đang có nhiều cụm công nghiệp được quy hoạch như cụm công nghiệp Hương Sơ (32 dự án, 12 dự án đã đi vào hoạt động, 8 dự án đang xây dựng), cụm công nghiệp Bình Điền, Quảng Phú, Bắc An Gia, v.v… Hiện nay, ban lãnh đạo tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư lấp đầy các dự án.

Ngành xây dựng có số dư chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn. Năm 2007, giá trị dư nợ tại chi nhánh là 2.579 triệu đồng. Đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, dư nợ tại ngành này giảm xuống rõ rệt với dư nợ chỉ còn 170 triệu đồng. Năm 2009 kết thúc với dư nợ tăng cao, lên đến 10.178 triệu đồng. Nguyên nhân là trong thời gian này, tỉnh nhà đang có các chính sách phát triển xây dựng nhằm đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước với cơ sở hạ tầng phát triển, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo lợi thế trong việc phấn đấu đi lên trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Với các chính sách ưu đãi đã khuyến khích các khách hàng vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngành thương nghiệp và hoạt động khách sạn, nhà hàng tại địa bàn rất phát triển. Năm 2007, dư nợ ngành thương nghiệp là 27.980 triệu đồng. Năm 2008, tình hình dư nợ 2 Nguồn: thuathienhue.gov.vn

vẫn giữ nguyên với 27.964 triệu đồng. Năm 2009, ngành thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tăng 31.849 triệu đồng, tức 113,9% so vơi năm 2008, đạt 59.813 triệu đồng. Đối với hoạt động khách sạn, nhà hàng, năm 2007, dư nợ tín dụng đạt 15.493 triệu đồng. Năm 2008 tăng tới 178,2% so với năm 2007, đạt 43.111 triệu đồng và năm 2009 tăng 12,7% so với năm 2008, đạt 48.599 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ trọng dư nợ tín dụng tại hai ngành này có giá trị lớn là bởi đặc thù kinh tế trên địa bàn tỉnh. Với đa phần các cơ sở kinh doanh trên địa bàn đều hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ. Thêm vào đó, Huế là thành phố du lịch với các hoạt động du lịch được tổ chức thường xuyên. Sự phát triển của ngành du lịch kéo theo sự phát triển của các ngành khác như thương mại và đặc biệt là hoạt động khách sạn nhà hàng. Ví dụ năm 2008, với sự kiện Festival Huế diễn ra, hoạt động khách sạn nhà hàng đã cực kì phát triển. Kéo theo đó, có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực này hơn. Điều này làm dư nợ tín dụng của ngành này tăng lên rất đáng kể.

Hoạt động vận tải phần lớn là cho vay mua xe. Các xe đó sử dụng trong lĩnh vực vận tải, chủ yếu là tổ chức các tour du lịch. Trên địa bàn tỉnh, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các hoạt động vận tải liên quan đến du lịch cũng rất phát triển. Tuy nhiên, giá trị dư nợ tín dụng ngành này còn thấp. Năm 2007 là 363 triệu đồng. Năm 2008 giảm còn 134 triệu đồng và năm 2009 là 1.663 triệu đồng. Đây là một ngành có triển vọng, do đó trong tương lai, chi nhánh có thể mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngành sản xuất khí đốt và kinh doanh tài sản có dư nợ không đáng kể với chỉ một vài khách hàng. Dư nợ tín dụng cũng phát sinh lẻ tẻ. Chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng của chi nhánh là hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Dư nợ năm 2007 là 91.756 triệu đồng, năm 2008 là 81.861 triệu đồng, giảm 10,8% so với năm 2007 và năm 2009 là 120.826 triệu đồng, tăng 37,8% so với năm 2008. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng tại chi nhánh là các khoản cho vay dành cho cá nhân như tiêu dùng, mua xe cơ giới, xây nhà, cho vay du học v.v…Do đó, nó chiếm tỷ trọng lớn cũng là điều hợp lí (phần cho vay phục vụ cộng đồng chi nhánh không có số dư tại khoản mục này). Trong các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, có một lĩnh vực có tiềm năng lớn. Đó là hoạt động

cho vay du học. Một lợi thế rất lớn cho chi nhánh để phát triển ngành này là việc ACB chi nhánh Huế hiện nay đang độc quyền về cho vay du học ở Úc (do đại sứ Úc ký hợp đồng độc quyền với ACB trong việc tài trợ các du học sinh đi du học tại Úc). Đây là một sản phẩm ít rủi ro (khách hàng phải nộp tiền vào trước, ACB chỉ làm dịch vụ thanh toán hộ cho du học sinh với các đối tác nước ngoài), Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán có thu phí vừa có thu lãi trong hạn mức cam kết tài trợ cho du học sinh ở nước ngoài. Trong tương lai, hoạt động này tiếp tục đóng vai trò quan trọng, giúp chi nhánh gia tăng số dư bởi các hoạt động phục vụ cá nhân trên địa bàn cần nhu cầu vốn rất lớn.

Một số ngành nghề không tồn tại số dư tại chi nhánh. Ví dụ như ngành Nông-Lâm- Ngư nghiệp, mặc dù ban lãnh đạo của tỉnh luôn luôn có chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực này. Vấn đề ở đây là khách hàng trong lĩnh vực này không vay vốn tại ACB chi nhánh Huế. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích bởi 2 lí do: thứ nhất, các hộ sản xuất ngành Nông-lâm-ngư nghiệp thường vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để được hỗ trợ. Thứ 2, tình hình thiên tai ở Huế diễn ra rất phức tạp, khí hậu hay thay đổi, lũ lụt hạn hán bất thường khiến cho hoạt động ở ngành này chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó chi nhánh rất hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này (đây cũng là định hướng hoạt động của Hội sở ACB).

Qua phân tích có thể thấy, ngành thương nghiệp, hoạt động khách sạn, nhà hàng và các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng là các ngành nghề có dư nợ tín dụng cao nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất cho chi nhánh trong những năm vừa qua. Để có thể phát triển bền vững trong các năm tới, chi nhánh cần có các biện pháp nhằm giữ chân các khách hàng quen thuộc đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới thông qua các hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w