Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 57 - 58)

5 Nguồn: Công văn “Lỗi nghiệp vụ tín dụng” tại ACB chi nhánhHuế

2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

* Khách hàng gian lận:

Gian lận là hậu quả tệ hại nhất khi thông tin không minh bạch. Nếu Ngân hàng có thể quan sát được mọi việc làm của khách hàng thì họ không thể gian lận được vì tất cả các hành động bất hợp pháp đều có thể bị để ý và xử lí theo pháp luật. Có 5 loại gian lận chủ yếu sau:

- Khai khống công nợ và giả mạo vận chuyển hàng hóa. - Khai man hàng hóa hoặc thiết bị.

- Thế chấp cùng một tài sản cho nhiều chủ nợ.

- Không báo cáo các khoản ghi có đối với hàng hóa bị trả lại.

- Không quay vòng các khoản thu công nợ đã thế chấp cho bên vay.

Ngoài ra, khách hàng còn có thể gian lận báo cáo tài chính. Cơ chế gian lận báo cáo tài chính diễn ra với các thủ đoạn chính như sau:

- Ghi nhận doanh thu không đúng - sự khác nhau giữa nội dung và hình thức. - Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ kế toán.

- Hạch toán một số giao dịch thành giao dịch bán hàng sai quy định. - Ghi nhận doanh thu không đúng.

- Công bố không đầy đủ giao dịch đối với bên liên quan. - Xác định giá trị tài sản không đúng.

- Trì hoãn các chi phí và các khoản chi sai quy định. - Phân tích và trao đổi của ban lãnh đạo không đầy đủ.

Khi khách hàng gian lận khiến thông tin cung cấp cho Ngân hàng không đúng như sự thực. Điều này có thể khiến Ngân hàng ra quyết định nhầm, từ đó gây ra các loại rủi ro tín dụng có thể gặp phải.

* Khả năng quản lí kinh doanh kém

Khi các doanh nghiệp vay tiền Ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Nguyên nhân này có thể dẫn đến mọi loại rủi ro tín dụng đã đề cập ở phần trước.

* Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ Ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Rủi ro mất vốn và rủi ro kì hạn cũng từ đây mà ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 57 - 58)