Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 25 - 30)

Cho vay là hoạt động rất quan trọng của các Ngân hàng. Nó là bộ phận tạo ra thu nhập chủ yếu để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận chủ yếu. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tạo ra nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng. Phân tích doanh số cho vay sẽ cung cấp cách nhìn khái quát về quy mô hoạt động và những biến động chung trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

Bảng 4. Doanh số cho vay tại chi nhánh qua 3 năm

Đơn vị: Triệu đồng

+/- % +/- %Đối tượng Đối tượng KHCN 589.890 2.895.861 1.254.524 2.305.971 390,9 -1.641.337 -56,7 KHDN 67.388 100.348 213.476 32.960 48,9 113.128 112,7 Kì hạn Ngắn hạn 562.848 2.830.638 1.270.500 2.267.790 402,9 -1.560.138 -55,1 Trung dài hạn 94.430 165.571 197.500 71.141 75,3 31.929 19,3 Tổng DSCV 657.278 2.996.209 1.468.000 2.338.931 355,9 -1.528.209 -51,0

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Tổng doanh số cho vay của chi nhánh trong năm 2007 đạt 657.278 triệu đồng. Tới năm 2008, chỉ tiêu này đạt đến 2.996.209 triệu đồng, tăng 2.338.931 triệu đồng, hơn 350% so với năm 2007. Có được thành công này là do sau 2 năm hoạt động, các chương trình tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cùng các dịch vụ của Ngân hàng đã tạo được ấn tượng và uy tín tốt đối với các khách hàng. Ngoài ra, ban lãnh đạo chi nhánh đã có những điều chỉnh, lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng và địa bàn hoạt động. Thêm vào đó, trong năm 2008, hoạt động tại sàn giao dịch vàng tại chi nhánh diễn ra rất nhộn nhịp. ACB đã có sản phẩm hỗ trợ vay vốn đầu tư vàng nhằm kích thích các nhà đầu tư vay vốn. Chương trình này được các khách hàng nhiệt tình tham gia và hưởng ứng bởi các điều khoản ưu đãi cao. Khách hàng tham gia chương trình được cấp một HMTD theo yêu cầu. Khi họ tham gia đầu tư vàng tại ACB chi nhánh Huế sẽ được yêu cầu kí quỹ rồi sau đó mới giải ngân (ký quỹ 7%, vốn của ACB là 93%). Ngoài ra, nhà đầu tư còn được tư vấn và hướng dẫn miễn phí cách thức đầu tư sao cho có hiệu quả. Chương trình này đã góp phần làm tăng doanh số cho vay của chi nhánh lên rất nhiều.

Sang năm 2009, doanh số cho vay có sự sụt giảm một cách đáng kể, chỉ đạt 1.468.000 triệu đồng, giảm 1.528.209 triệu đồng, hơn 51% so với năm 2008. Có nhiều nguyên nhân dấn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến hiệu ứng dây chuyền của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào cuối năm 2008 và kéo dài cho đến nay. Khủng hoảng kinh tế đã làm giảm giá trị xuất nhập khẩu, chỉ số chứng khoán tụt dốc, nền kinh tế đình đốn. Điều này kéo theo việc giảm GDP cũng như tổng giá trị thị trường giảm, hàng hoá sản xuất khó tiêu thụ bởi người dân thắt chặt hầu bao làm cho các doanh nghiệp khó

thu hồi vốn đầu tư. Môi trường kinh doanh không còn hấp dẫn như trước kia. Tất cả điều này khiến các doanh nghiệp cũng như cá nhân không còn mặn mà hứng thú với công việc đầu tư, từ đó không có nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng. Doanh số cho vay giảm cũng xuất phát từ nguyên nhân này.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến doanh số cho vay sụt giảm trong năm 2009 đó là việc đóng cửa sàn giao dịch vàng - một trong những nguồn kích thích tăng trưởng tín dụng chủ yếu trong năm 2008. Nguyên nhân là do các NHTM khác ồ ạt mở sàn giao dịch vàng do thấy việc kinh doanh ở ACB phát triển tốt. Điều này khiến cho việc kiểm soát giá vàng của NHNN gặp khó khăn bởi sự đầu tư của các khách hàng không chuyên nghiệp đôi khi có thể tạo ra cơn sốt giá vàng ảo. Do đó, NHNN đã cấm các NHTM mở sàn giao dịch vàng. Đến cuối năm 2008, sàn giao dịch vàng tại chi nhánh đã không còn hoạt động và chính thức đóng cửa vào ngày 31-3-2009. Từ đây, doanh số cho vay của chi nhánh đã giảm đi đáng kể.

Để có thể thấy rõ hơn tình hình về cơ cấu cho vay cũng như nhiều chỉ tiêu khác, ta cần phân loại các chỉ tiêu đó. Phân loại là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên các tiêu chi khác nhau. Nếu việc phân loại được tổ chức một cách khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, từ đó có thể rút ra các quy luật vận động, tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh. Đối với doanh số cho vay, bảng trên đã phân tích theo 2 tiêu thức: Đó là theo đối tượng và theo kì hạn. Dưới đây là biểu đồ phân tích doanh số cho vay theo 2 tiêu thức trên:

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Biểu đồ 1. Doanh số cho vay theo đối tượng

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Biểu đồ 2. Doanh số cho vay theo kì hạn

Biểu đồ 1 và 2 thể hiện cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng và theo kỳ hạn. Phân theo đối tượng thì trong tổng doanh số cho vay, khối KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 là 89,8%, năm 2008 là 96,7% và năm 2009 là 85,5%. Tương tự, theo kì hạn, tỷ lệ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Vấn đề này xuất phát từ thực tế thị trường tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tồn tại nhiều doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, các công ty còn ở quy mô nhỏ. Số lượng các công ty lớn còn ít. Chính vì thế nhu cầu vay vốn của KHCN cao hơn hẳn (doanh nghiệp tư nhân xếp vào khối KHCN). Do các

công ty, doanh nghiệp nhỏ, nên họ chu kì kinh doanh của họ ngắn, vòng quay vốn nhanh. Nhu cầu vay vốn chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động nên thời gian vay vốn thường ngắn.

Doanh số cho vay nhóm KHDN chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, do đó, trong tương lai, chi nhánh có thể phát triển các sản phẩm cho khối KHDN nhằm gia tăng doanh số cho vay lớn hơn nữa. Huế hiện nay đang được xem xét để nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương, vì thế kỳ vọng không lâu nữa các công ty, doanh nghiệp sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động, tạo quy mô thị trường tiềm năng lớn hơn.

Nắm rõ tình hình doanh số cho vay cũng như cơ cấu của nó là điều kiện đầu tiên trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Tình hình huy động vốn cũng phải phù hợp với cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro. Bảng 5 thể hiện tình hình huy động vốn tại chi nhánh trong 3 năm qua.

Bảng 5. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm

Đơn vị: Triệu đồng Huy động vốn 2007 2008 2009 1. Theo hình thức 456.000 592.800 711.360 - Không kỳ hạn đến 12 tháng 352.000 457.600 549.120 - Trên 12 tháng đến 60 tháng 104.000 135.200 162.240 - Trên 60 tháng 0 0 0 2. Theo loại hình 456.000 592.800 711.360

- Tiền gửi cá nhân 278.000 361.400 433.680

- Tiền gửi KHTN 87.000 113.100 135.720

- Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp 91.000 118.300 141.960

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Số liệu Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ huy động vốn không kì hạn và trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Điều này phù hợp với cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Như thế, nó sẽ giúp cho chi nhánh hạn chế được rủi ro lãi suất bởi các khoản huy động ngắn hạn được đem cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng linh động hơn trong việc quản lí tài sản.

Khi phân theo loại hình cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi cá nhân luôn ở mức cao. Đây là một tín hiệu khả quan bởi nguồn vốn huy động từ KHCN chủ yếu là các

khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi không kì hạn có chi phí huy động thấp. Doanh số huy động từ khu vực này càng nhiều, chi nhánh càng có cơ hội nâng cao thu nhập của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 25 - 30)