Đối với việc quản lý danh mục cho vay Hội sở ACB cũng có những quy định chung và bắt buộc các chi nhánh phải thực hiện đúng theo quy định chuẩn này: Sau khi đã xây dựng và triển khai việc thực hiện danh mục cho vay, TCTD cần phải thường xuyên theo dõi và quản lý quá trình vận hành của hoạt động tín dụng, đảm bảo phù hợp với danh mục cho vay đã được phê chuẩn. Việc theo dõi và quản lý danh mục cho vay cần được thực hiện chi tiết theo từng khoản mục, trong đó đặc biệt chú ý đến từng khoản vay có tính chất như sau:
- Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng có giá trị lớn. - Các khoản tín dụng cung cấp cho cổ đông và người thân.
- Các khoản cho vay mà việc chi trả vốn gốc hoặc lãi đã quá hạn. - Các khoản cho vay đã được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. 4 Xem phụ lục 5
Để quản lý danh mục cho vay các TCTD cần phải tiến hành các công việc sau:
- Xác minh : bộ phận theo dõi cho vay phải có trách nhiệm xác minh công nợ, việc xác minh thường được thực hiện theo nguyên tắc nhằm mục đích không để lộ thông tin về tính chất hợp đồng vay nợ với chủ nợ.
- Đến thăm hỏi : các TCTD là người phải chịu trách nhiệm về tính an toàn cho mình do đó chính họ phải đến thăm khách hàng và thực hiện kiểm tra tại chỗ.
- Kiểm tra tại chỗ : khi đã cho vay tiền, bên cho vay có thể cần thực hiện kiểm tra tại chỗ. Một trong những cơ chế giám sát quan trọng nhất chủ nợ cho vay căn cứ trên tài sản có thể áp dụng chính là kiểm tra tại chỗ. Có bốn hình thức kiểm tra tại chỗ thường được áp dụng sau:
+ Khảo sát.
+ Kiểm tra định kỳ. + Kiểm tra đặc biệt.
+ Kiểm tra trước khi cấp vốn.
- Chứng từ : cũng như mọi hình thức tín dụng thương mại căn cứ trên tài sản, có rất nhiều yêu cầu về các loại chứng từ và những loại chứng từ này cũng không phải đặc thù riêng có của loại hình cho vay này. Các loại chứng từ quan trọng cần có khi cho vay là:
+ Ủy thác ký kết vay nợ.
+ Giấy nhận nợ (tín dụng) quay vòng. + Thỏa thuận bảo đảm.
+ Đăng ký quyền nắm giữ tài sản thế chấp. + Thỏa thuận tín dụng quay vòng.
+ Bảo lãnh cá nhân.
+Thỏa thuận cấp ưu tiên thấp hơn.