Công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 49 - 50)

Để việc quản lý dư nợ được hiệu quả thì khi giải ngân vốn vay cho khách hàng, Ngân hàng cần thực hiện những biện pháp để đảm bảo sao cho món vay đó thực sự có hiệu quả, và khi có những biến động hoặc thay đổi gì từ phía khách hàng vẫn không ảnh hưởng gì đến tài sản của Ngân hàng. Tại ACB chi nhánh Huế công việc này được thực hiện một cách có hệ thống và đúng theo những quy định của Hội sở ACB cụ thể như sau:

- Trong quá trình thẩm định khách hàng tất cả mọi hồ sơ khi nhận đầy đủ, công tác thẩm định phải được thực hiện ít nhất là hai nhân viên:

+ Nhân viên phân tích tín dụng phải phân tích khách hàng trên mọi khía cạnh liên quan đến khách hàng như : tư cách, năng lực, sự tín nhiệm, việc thế chấp, các điều kiện khác, sự kiểm soát.

+ Nhân viên thẩm định tài sản tiến hành thẩm định tất cả mọi tài sản mà khách hàng đem cầm cố thế chấp để vay. Một thuận lợi của ACB chi nhánh Huế so với các chi nhánh khác trên cùng địa bàn là ở đây trong cơ cấu tổ chức Phòng kinh doanh có nhân viên thẩm định tài sản, nhân viên này chuyên làm công tác thẩm định nên có nhiều thuận lợi khi tiến hành thẩm định nên con số định giá rất chính xác, điều này tạo điều kiện cho nhân viên phân tích tín dụng quyết định một mức cho vay chính xác hơn.

- Mức tự phán quyết tín dụng hiện nay của chi nhánh là 100 triệu đồng. Mức cấp tín dụng cao hơn đều phải trình Hội sở để phê duyệt.

- Tất cả tài sản khách hàng cầm cố, thế chấp để vay vốn đều được yêu cầu mua bảo hiểm cho tài sản đó.

- Khi thẩm định khách hàng nhân viên thẩm định phải tập hợp tất cả thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: phỏng vấn, quan sát thực tế, lấy thông tin tín dụng từ CIC, đối 3 Xem phụ lục 1

với KHDN ngoài các báo cáo khách hàng cung cấp cần phải có thông tin từ báo cáo kiểm toán.

- Khách hàng là doanh nghiệp thì khi cho vay họ phải cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính, trên cơ sở các báo cáo này để tính điểm tín dụng thông qua chương trình Scoring4 để đánh giá xếp loại khách hàng có chất lượng hay không?, triển vọng có tốt không?. Kết quả này cùng với những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm của nhân viên để quyết định có cho vay hay không.

- Thường xuyên phân loại đánh giá khách hàng vay. - Thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng.

- Trích lập DPRR đúng theo quy định của NHNN và của ACB.

- Khi đã giải ngân cho khách hàng vay nếu có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng và khách hàng vi phạm các quy định trong hợp đồng chi nhánh sẽ thu hồi nợ trước hạn theo quy định.

- Theo quy định của ACB, việc cầm cố hàng tồn kho của khách hàng để vay vốn rất hạn chế, chỉ áp dụng đối với hình thức cầm cố hạt nhựa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 49 - 50)