Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 44 - 46)

Quỹ DPRR sẽ tạo ra nguồn bù đắp tổn thấy cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Vì thế, lập quỹ dự phòng được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng khả năng chống đỡ rủi ro của Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng có thể ổn định và phát triển một cách bình thường trong hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, DPRR là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. DPRR gồm có dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Bảng 12. Dự phòng cụ thể và dự phòng chung tại chi nhánh qua 3 năm Nội dung Tỷ lệ trích

(%) 2007 (Triệu đồng)2008 2009

Dự phòng cụ thể 51,2 247,8 195,4 Nợ nhóm 1 0 137.578 0 149.565 0 235.113 0 Nợ nhóm 2 5 768 38,4 3.248 162.4 1.080 54 Nợ nhóm 3 20 64 12,8 427 85.4 707 141,4 Nợ nhóm 4 50 0 0 0 0 0 0 Nợ nhóm 5 100 0 0 0 0 0 0 Dự phòng chung Nợ nhóm 1 đến 4 0,75 138.410 1.038,1 153.240 1.149,3 236.900 1.776,8 Tổng trích lập DP 1.089, 3 1.397,1 1.972,2 Tỷ lệ trích lập DP 0,79% 0,91% 0,83%

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Một khoản nợ nếu được trích lập DPRR, số tiền lập dự phòng đó được coi như một khoản chi phí hoạt động kinh doanh thuộc năm báo cáo của Ngân hàng, khiến cho lợi nhuận và phần thu nhập chịu thuế giảm đi. Tuy nhiên, số tiền dự phòng đó giúp cho Ngân hàng có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất về khoản nợ khó đòi có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo cho Ngân hàng phản ánh đúng giá trị của các khoản nợ phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Do đó, công tác lập trích lập dự phòng đóng vai trò rất quan trọng.

Dự phòng cụ thể dùng để dự phòng cho các rủi ro xảy ra liên quan đến các khoản NQH. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Năm 2007, NQH có giá trị nhỏ nên trích lập dự phòng ít: Dự phòng cụ thể là 51.2 triệu đồng, dự phòng chung là 1.038,3 triệu đồng. Tỷ lệ trích lập dự phòng là 0,79%. Điều này có nghĩa: Cứ 100 đồng dư nợ thì Ngân hàng dành ra 0,79 đồng trích lập dự phòng. Đây là một tỷ lệ tốt, nó cho thấy chi nhánh có chất lượng tín dụng cao.

Đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, số tiền chi nhánh dùng trích lập dự phòng đã cao hơn. Dự phòng cụ thể là 247,8 triệu đồng và dự phòng chung là 1.149,3 triệu đồng. Tỷ lệ trích lập dự phòng là 0,91%, tăng so với năm 2008 tuy nhiên vẫn trong phạm vi cho phép. Trong năm 2009, dự phòng cụ thể đã giảm xuống còn 195,4 triệu

đồng, dự phòng chung tăng lên 1.776,8 triệu đồng do tổng dư nợ năm này tăng nhanh so với năm trước. Tỷ lệ trích lập dự phòng là 0,83%, giảm so với năm 2008. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy chất lượng tín dụng chi nhánh đã được cải thiện tốt hơn.

Cũng theo quyết định 493, TCTD sử dụng dự phòng để xử lí nợ trong các trường hợp:

- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5.

Tuy nhiên trong thời gian hoạt động vừa qua tại chi nhánh không tồn tại nợ nhóm 5, cũng không xảy ra bất cứ trường hợp nào như trên, nên các khoản trích lập dự phòng đã được hoàn nhập, giúp chi nhánh gia tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 44 - 46)