Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 43 - 44)

Công thức tính các chỉ tiêu này đã được trình bày ở phần trước.

Bảng 11. Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ và Nợ xấu/Tổng dư nợ tại chi nhánh

Đơn vị : %

NQH/Tổng dư nợ 0,55 2,12 0,46

Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,05 0,28 0,3

Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ của chi nhánh trong các năm qua là chấp nhận được so với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực ra tỷ lệ này còn thấp hơn trong các năm trước. Tuy nhiên, kể từ năm 2007, chi nhánh áp dụng chương trình chuyển NQH tự động, nếu khách hàng trả nợ chậm một ngày thôi cũng đã bị chuyển NQH. Các món vay bị chuyển NQH kiểu này đa số do ý thức trả nợ của khách hàng kém. Họ cứ nghĩ trả trễ hẹn một vài ngày cũng không ảnh hưởng gì cho nên, tỷ lệ này trở nên lớn hơn trong những năm vừa qua. Năm 2007, tỷ lệ này là 0,55%. Năm 2008, do những biến đổi mang tính tiêu cực của nền kinh tế như đã phân tích ở phần trên, cho nên tỷ lệ này tăng lên 2,12%. Đến năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống 0,46%. Việc chi nhánh duy trì được tỷ lệ thấp như thế là nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng, cán bộ thu nợ trong công tác theo dõi, quản lí, đôn đốc, thu nợ, đảm bảo khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hẹn. Mặt khác, tỷ lệ này thấp có nghĩa là phần rủi ro kì hạn trong các loại rủi ro tín dụng

có thể gặp phải được hạn chế, chi nhánh ít chịu rủi ro kì hạn. Đây là một trong những điều kiện tốt giúp chi nhánh nâng cao uy tín và thu nhập của mình.

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Tại chi nhánh, tỷ lệ này có giá trị rất thấp. Năm 2007 nó có giá trị 0,05%, năm 2008 là 0,28% và năm 2009 là 0.3%. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22 tháng 4 năm 2005 quy định tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của TCTD từ 3 ~ 5% là có thể chấp nhận được. Căn cứ theo đó, tỷ lệ này ở chi nhánh là rất tốt, nó chứng tỏ chi nhánh có chất lượng tín dụng cao và đây sẽ là một lợi thế của chi nhánh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn bởi hai tỷ lệ này ở các Ngân hàng khác phần lớn đều lớn hơn nhiều so với ACB chi nhánh Huế (Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ ở VietComBank lần lượt qua 3 năm 2007, 2008, 2009 là 4,4%, 35,1%, 40,7%, của BIDV là 10,1%, 5,7% và 1,2%, tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ của VietComBank qua 3 năm lần lượt là 4,2%, 33,5%, 9,7%). Rủi ro mất vốn khi cho vay được thể hiện qua chỉ tiêu này và nó đã cho thấy chi nhánh đã thành công trong việc thu hồi công nợ. Điều này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao uy tín của chi nhánh cũng như giúp chi nhánh thu được các nguồn lợi lớn hơn trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 43 - 44)