Để công tác quản lý rủi ro cho vay đạt hiệu quả cao, sao cho hoạt động cho vay vừa đảm bảo yêu cầu phát triển, an toàn và hiệu quả ACB áp dụng các biện pháp sau cho các Sở giao dịch, chi nhánh, Phòng giao dịch:
- Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 vào các quy trình hoạt động. - Quy định, phân công, phân quyền, hạn mức cho từng bộ phận.
- Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ cho nhân viên. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.
- Định kỳ đánh giá lại hiệu quả của công tác quản lý rủi ro vận hành để có các biện pháp cải tiến kịp thời.
- Trích lập kịp thời DPRR.
- Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên của ACB.
- Tổng hợp phân tích nguyên nhân của rủi ro trong quá trình vận hành để rút ra bài học phòng ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro.
Tại ACB chi nhánh Huế việc quản lý rủi ro cho vay trước hết phải thực hiện theo các quy định chung của Hội sở ACB, còn phải có những biện pháp riêng sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của địa bàn hoạt động. Hiện tại ở ACB chi nhánh Huế chưa có bộ phận chuyên trách để làm công việc quản lý rủi ro tín dụng, công việc này vẫn được thực hiện theo sự giám sát của Giám đốc chi nhánh ở mức độ quản lý tập trung và sự quản lý trực tiếp của nhân viên cho vay đối với món vay đó.