Công tác quản lí dư nợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 46 - 49)

Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Theo quy định của Hội sở ACB, để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp : Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở và cấp cao nhất là HĐTD. HĐTD ACB bao gồm thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của Ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các HMTD hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB

luôn nghiêm túc thực hiên trích lập DPRR tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản NQH theo quy định của HĐTD.

Tại ACB chi nhánh Huế công tác quản lý dư nợ được thực hiện theo các quy định chung của Hội sở ACB. Các biện pháp áp dụng phải đạt được hiệu quả cao đồng thời vẫn phải linh động nhằm duy trì được mối quan hệ bền vững với khách hàng. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, ACB chi nhánh Huế đã áp dụng các biện pháp sau:

Đối với các khoản dư nợ thuộc nhóm một, nhân viên phụ trách thường xuyên theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Mọi dấu hiệu nghi ngờ khả năng trả nợ của khách hàng hoặc những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tài sản của Ngân hàng đều được báo cáo ngay với trưởng đơn vị hoặc trưởng bộ phận. Công việc đầu tiên trong ngày của nhân viên tín dụng là phải truy cập vào hệ thống TCBS xem tình hình trả nợ của khách hàng, nếu có khoản vay nào đến hạn trả (lãi hoặc gốc hoặc cả lãi và gốc) phải thông báo cho khách hàng đến trả ngay trong ngày hôm đó. Các khoản nợ đến hạn trong ngày tiếp theo thì gọi điện nhắc nhở khách hàng (chỉ đơn thuần là nhắc nhở một cách nhẹ nhàng và thân mật rằng ngày mai có nợ phải trả Ngân hàng chứ không phải đòi nợ). Đối với các khoản nợ thuộc nhóm này nhân viên phụ trách phải hết sức tế nhị khi gọi điện nhắc nhở khách hàng tránh tình trạng gây cho khách hàng cảm giác khó chịu khi bị nhắc nợ.

Đối với các khoản nợ nhóm hai, đây là bộ phận chiếm phần lớn trong số các món NQH của chi nhánh. Do đó, các biện pháp thực hiện cũng mạnh hơn để buộc khách hàng trả nợ có như thế mới thu hồi đầy đủ các khoản đã cho vay. Các khoản nợ này tùy theo mức độ rủi ro của từng món mà chi nhánh có các biện pháp khác nhau như: đốc nợ, khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm, v.v…

- Đốc nợ : là việc áp dụng các biên pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa áp dụng biện pháp khởi kiện, thực hiện bằng cách gọi điện hoặc gặp trực tiếp khách hàng.

- Khởi kiện : là biên pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ. Biện pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng chây ỳ hoặc mất khả năng trả nợ.

- Xử lý tài sản bảo đảm: thông thường là phát mại tài sản bảo đảm.

- Các biện pháp khác : chuyển nợ sang Ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ (biện pháp này thường ít thực hiện tại chi nhánh).

Đối với món nợ nhóm ba, chi nhánh cũng sẽ áp dụng các biện pháp như nợ nhóm 2 tuy nhiên với mức độ mạnh hơn và cương quyết hơn. Chi nhánh sẽ cử nhân viên xử lý nợ đến làm việc với khách hàng thật cụ thể về tình hình của món nợ đó và buộc khách hàng phải có những cam kết nhất định đối với Ngân hàng. Trong thời hạn cam kết nếu khách hàng không thực hiện, chi nhánh sẽ thông báo tình hình cho khách và tiến hành phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, trong quá trình này nếu gặp phải sự kháng cự nào của khách hàng thì chi nhánh tiến hành khởi kiện ra Tòa án Nhân dân để buộc khách hàng làm theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Tuy nhiên để xử lý và thu hồi được các món nợ này không phải là chuyện đơn giản, sẽ gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục và việc có bán được TSĐB để thu hồi nợ không là điều quan trọng (mặc dù ACB đã có liên kết với Tòa án Nhân dân trong việc xử lý các khoản NQH theo yêu cầu từ phía ACB), do đó không ai mong muốn rằng việc này sẽ xảy ra và chỉ áp dụng các biện pháp này khi mọi biện pháp trước đó đều bất thành.

Các món nợ thuộc nhóm bốn và nhóm năm, thực tế chưa phát sinh ở chi nhánh nên cũng chưa có trường hợp cụ thể nào bị xử lý. Tuy nhiên đây là hai nhóm nợ có mức độ rủi ro cực lớn nên chi nhánh không để các khoản cho vay của mình rơi vào nhóm này, khi bắt đầu phát sinh nợ ở nhóm hai và mức cao hơn là nhóm ba thì Trưởng đơn vị phải có những chỉ đạo để bằng mọi cách phải thu hồi được nợ tránh mọi tình trạng có thể phát sinh nợ nhóm bốn.

Thu nợ gốc và nợ lãi đúng hạn và đầy đủ là một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Để quản lý tốt vấn đề này đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp thật sự hiệu quả, tại ACB chi nhánhHuế đã có những biện pháp để thực hiện vấn đề này. Ngoài các biện pháp như theo dõi kế hoạch trả nợ của khách hàng để nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, trong một số trường hợp không thể nhắc nhở cho khách hàng bằng điện thoại thì nhân viên phụ trách món vay đó phải gửi thư

thông báo hoặc trực tiếp đến nhà để thông báo, chi nhánh có những biện pháp cương quyết hơn để buộc họ trả đúng hạn. Một trong những biện pháp hàng đầu trong việc này là áp dụng lãi suất NQH đối với các món bị chuyển NQH theo quy định của NHNN và của ACB.3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w