Các chính sách từ Ban quản lý các KCX-KCN Tp.HCM (HEPZA)

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 104 - 106)

- Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)

c/ Hỗ trợ vốn tín dụng:

2.3.2- Các chính sách từ Ban quản lý các KCX-KCN Tp.HCM (HEPZA)

Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM, Ban quản lý các KCX-KCN Tp. HCM (HEPZA) đã được thành lập với những

đặc điểm chính sau:

Cơ chế “ Mt ca, ti ch

Với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 và số 22/TB ngày 04/02/1993 đã mở đầu cho việc hình thành cơ chế quản lý mới, đó là cơ chế ủy quyền để Ban quản lý giải quyết nhanh chóng các thủ tục vềđầu tư

và các lĩnh vực quản lý khác. Đây là lần đầu tiên trong phạm vi cả nước, Thủ tướng đã giao cho cơ quan quản lý đặc thù ở địa phương con dấu quốc huy và chỉ đạo các Bộ ủy quyền cho HEPZA để xử lý tại chỗ những vấn đề phát sinh tại KCX.

Sau khi Luật Đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP được ban hành, HEPZA

được phân cấp mạnh trong việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư cũng như

quản lý dự án đầu tư, Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa quy hoạch.

Ngày 14/3/2008 Chính Phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP, thay thế các văn bản pháp quy trước đây về thiết lập, hoạt động, quản lý các KCN, đã đẩy mạnh cơ chếủy quyền sang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý KCX - KCN về cả quy mô vốn và lĩnh vực quản lý như: xây dựng, xuất nhập khẩu, môi trường, lao động, thanh tra, xử phạt, thống kê; tăng cường cơ chế "một cửa, tại chỗ" tại HEPZA.

Trong 20 năm qua, HEPZA đã thực hiện có kết quả tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, làm thay đổi phong cách quản lý ngày càng tiên tiến hơn; đảm bảo tập trung thống nhất đầu mối trong quản lý, hoàn thiện cung cách phục vụđã tạo được lòng tin cho nhà đầu tư.

Cơ chế “Phi hp qun lý”

HEPZA thực hiện quản lý nhà nước đối với các KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong KCX - KCN còn có chính quyền địa phương và nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành khác thông qua vai trò đầu mối của Ban quản lý. Đểđảm bảo sự quản lý nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, HEPZA đã ký Quy chế phối hợp với 21 đơn vị các Sở, Ngành liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế, Cục Hải quan, Chi cục quản lý thị trường, Bưu

điện, Điện lực, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội, Ủy Ban về

Người Việt Nam ở nước ngoài, Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp, Ủy ban nhân dân các Quận 2, 7, Thủ Đức để phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực chuyên ngành được giao.

Các chương trình công tác, kế hoạch thực hiện, tổ chức sơ/tổng kết việc thực hiện liên thông và phối hợp với các sở, ngành được tiến hành và có kết quả tốt trong các lĩnh vực như: cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện quyền phân phối cho doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Cấp thẻ doanh nhân APEC cho các doanh nghiệp KCX - KCN… đã hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh

doanh; triển khai các chương trình tập huấn, phổ biến chính sách, chủ trương và pháp luật của Nhà nước về lao động, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy đến doanh nghiệp KCX - KCN; thực hiện đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và kiến nghị xử phạt việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp; thực hiện trao đổi thông tin, đối thoại doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức hội chợ…

Đối với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, để triển khai việc phối hợp, liên kết giữa các Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm qua, các Ban quản lý KCN các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thống nhất tổ chức họp giao ban định kỳ hàng quý một lần và đã tổ chức được 11 kỳ họp. Các cuộc họp giao ban đã đạt được những hiệu quả nhất định. Qua đó thông tin cho nhau tình hình hoạt động của các Ban quản lý KCN các tỉnh, thành phố; Tình hình thực hiện nhiệm vụ; Trao đổi kinh nghiệm trong quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý xây dựng, qui hoạch, bảo vệ môi trường trong KCX - KCN; Chọn lọc theo từng chuyên

đềđể thảo luận trao đổi những vấn đề bức xúc cần bàn bạc, trao đổi như: kinh nghiệm giải quyết nhà ở và chăm lo đời sống công nhân, kinh nghiệm giải quyết đình công, vấn đề

bảo vệ môi trường, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực,…; Đề xuất, kiến nghị các cấp các bộ, ngành Trung ương giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại các KCX – KCN.

HEPZA đã có những chính sách và công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)